10 liên đới cơ cấu của tử vi
GS. LÊ TRUNG HƯNG
Trong công trình làm sang tỏ khoa lý học tử vi, những lúc gần đây người ta không thể quên tên của những loạt bài “Thần Kê định số”, của nguồn gốc khoa tử vi, của hình tượng của Nhật Nguyệt và những tác giả thâm lý vô cầu Võ Văn Châu, Vi Nhật, Phong Nguyên trên KHHB của năm cũ Giáp Dần 1974. Trước thềm xuân niên tuế Ất Mão, kẻ viết xin khai bút gọi là chút đóng góp (trong muôn một và đa diện của khoa Tử vi) với tâm ý: 1 ngày nào đó tử vi trở thành 1 học khoa của sinh hoạt đại học (trên các lĩnh vực nhân văn và quản trị). Chiều hướng trên có thể là 1 tham vọng, một khi những ai dấn than vào tử vi để hủ hóa thêm cho ngành này (bằng thái độ tự tôn, thành kiến, cố chấp, bảo thủ), mà cũng có thể là cao vọng khả chấp, một khi mọi giới thức giả trong vị thế và lãnh vực của mình, áp dụng tử vi trong sự cảnh giác: vừa nghiệm lý, vừa khai phóng. Có nghiệm lý mới thấy rõ hậu quả của bản số và thế tương quan cơ cấu giữa các tinh đẩu. Có khai phóng mới cập nhật hóa được những dữ hiện xưa trong hình thái hiện hữu, bới cung cách cổ điển vẫn tồn tại ẩn kín trong văn hóa kim thời.
Bài viết kỳ này xin triển khai “Mười Liên Đới Cơ Cấu của Tử Vi” – gọi là mở ngõ và gợi ý cho lĩnh vực xã hội học…
CHÍNH BẤT NHƯ CHIẾU: THẠCH TRUNG ẨN NGỌC
Tử vi có tất cả 14 chính diệu, được coi là các giới tinh “đỡ đầu cho cung trấn đóng và ai cũng phải nhìn nhận cặp Thái Dương – Thái Âm chủ về sự soi sang. Trực chiếu (hay còn gọi là xung chiếu thì mạnh mẽ hơn là tam hợp chiếu. Đại vận vào ngay cung của Nhật Nguyệt (vị thế sáng sủa) bị lòa sáng làm đẹp và không tốt bằng Đại vận ở cung được Nhật Nguyệt chiếu. thế nên khi Cự môn (là cửa thành, cửa nhà quan: nếu đóng ở Ngọ thì nên gọi là ngọ môn, cho chính danh nơi vua ở, và bên trong hẳn phải chất chứa bao điều bí mật về tài sản, về phong cách), đóng ở cung Tý luôn có Thái Dương ở cung Thìn rọi sang (tam hợp chiếu). Đèn chiếu tới cửa, nhưng cửa cài, then đóng, làm sao thấy được gì ở trong? Vậy cần phải có những yếu tố mở ngỏ (nội công thì ngoại kích mới hữu hiệu) nằm vùng ngay tại cung của Cự Môn, như Tuần Triệt, Song Hao, Kình Dương – nỗ lực làm sao cho cửa thành được mở ra, lúc ấy, đèn trời (Thái Dương) mới tỏa rạng ở cung của Cự môn, phơi bày cả 1 kho tang mà Cao chu Thần tướng cao hứng ngâm vịnh: “Kho trời chung mà vô tận của mình riêng”.
Biện chứng tương tự cho trường hợp Cự Môn ở cung Ngọ (ngọ môn – khó khăn lắm mới mở được cửa nhà vua), luôn luôn có Thái Dương ở cung Tuất (lâm vào vị thế kém sang), nhưng nếu Thái Dương (ở Tuất) gặp Hóa Kị hay Thiên tài, hoặc giả được đám sao Đào hồng Linh Hỏa hội nhập (nhị hợp, tam hợp….) tiếp sức cho sao anh rọi sáng cung Ngọ, đồng thời Cự môn tại Ngọ bị Tuần Triệt, Song Hao, Kình đục phá thì rồi núi cũng phải lở huống chi chỉ là cửa thành? Mà khi cửa nhà vua bật mở tung, chắc chắn đèn trời Thái Dương còn được chói rạng hơn (vì trân châu, hột xoàn của kho vua lấp lánh). Thành ra “thạch trung ẩn ngọc” chỉ là 1 cách nói tượng trưng của người xưa (ý tại ngôn ngoại). Trong chiều hướng biện giải này, lá số của vị nguyên thủ quốc gia (đăng trong Tử vi Tổng hợp của ông Nguyễn Phát Lộc) có cách “Thạch trung ẩn ngọc” đặc biệt (tạm gọi là đệ tam cách) là Thái Dương ở Tị rọi sang (ngon lành) cho Cự Môn ở hợi (có Tuần, Đại Hao, Không Kiếp), hiệu lực của đệ tam cách chưa biết nghiệm lý ra sao? Có điều chắc chắn: Những bản số nào thuộc cách Cự môn tại Ngọ thiếu thời tân khổ lắm (đục cửa nhà vua tất nhiên phải vất vả)., qua trung niên và hậu vận lại phong túc, vẻ vang tột cùng
VÒNG THÁI TUẾ: CHÌA KHÓA CỦA QUẢN TRỊ HỌC
Căn bản của tử vi thuyết Thiên Lương là vòng Thái Tuế. Cho đến nay, tuy có nhiều gười hâm mộ sự phát kiến của cụ nhưng rất ít người hiểu rõ những hiệu lực nền tảng của vòng sao chất chứa mệnh tính này, thành ra ngộ nhận 1 cách bất thuận lợi cho khoa tử vi (chứ không phải cho người phát kiến) như tác giả 1 cuốn sách tử vi mới phát hành vào đầu năm 1975
Vòng Thái Tuế là tam giác liên kết 3 cung mạng năm sinh của tuổi (Ví dụ sinh năm Mão thì vòng Thái tuế là tam giác nối 3 cung Hợi Mão Mùi). Vòng này thiết lập ra để đối chiếu tính cách sinh khắc với tam giác của 3 cung Mệnh Quan Tài (được coi là vòng tha nhân, đã trình bày ở bài “10 điều tâm niệm khi đoán số tử vi”. Cụ Thiên Lương gọi vòng Thái tếu là vòng Thiên thời, để tìm xem đại vận nào tốt nhất trong đời (ông Trần VIệt Sơn đã khai triển nhiều lần). Nhưng có 1 khía cạnh tối quan trọng của vòng Thái tuế mà ít người lưu tâm là tính chất phẩm hạnh và tác phong của bản số tử vi. Một cách dễ hiểu hơn, người viết xin đặt tên cho vòng Thái Tuế là “Vòng Quản Trị” (Cycle of managerial functions), để góp phần hệ thống hóa mô thức điều hành xã hội trên thuật hướng vương đạo của tiền nhân. Mô thức phân quyền của Montesquieu tiên sinh nếu lồng vào Vòng Quản trị của khoa tử vi, sẽ diễn tiến như sau:
3 đỉnh của tam giác vòng quản trị là Thái Tuế – Quan Phù – Bạch hổ, mỗi đỉnh là 1 cục bộ của chủ quyền quốc gia: Lập pháp – Hành Pháp và Tư Pháp. Ý nghĩa dân chủ của thể chế chính trị tiến bộ là hình thái phân quyền để chủ quyền quốc gia được lành mạnh và quốc dân phú cường. hình thái học của khảo hướng phân quyền là như thế, nhưng động lực thực hiện được phân quyền tốt đẹp thuộc khoa quản trị học. Dùng người đúng chỗ là ưu điểm của nhà lãnh đạo, áp dụng vào mô thức vòng quản trị của tử vi, ta có ngay sự sắp xếp thích nghi:
- Người có cung Mệnh, Thân nằm trên đỉnh Bạch Hổ chủ về cái mạnh bạo, mẫn cán và anh hung của kẻ dám làm những điều chính đáng tốt lành. Quyền Hành pháp trao cho người Bạch Hổ là hành pháp mạnh nhưng không chuyên quyền quá đà
- Người có cung Mệnh, Thân nằm trên đỉnh Quan Phù chủ về sự tính toán minh bạch, tham khảo rạch ròi kẻ tóc chân tơ của người ngay chính cẩn thận. Quyền Tư pháp nằm trong tay những người Quan Phù thì luật pháp được phê sử công minh và thích hợp với sở cầu của xã hội
- Người có cung Mệnh, Thân nằm trên đỉnh Thái Tuế chủ sự trầm mặc, đoan chính, có tác phong nghiêm nghị và lý luận, luôn luôn đường hoàng và tự tín. Quyền Lập pháp trao cho người Thái Tuế là an ninh tinh thần của dân chúng, luật pháp được thượng tôn, cán cân công lý được duy trì nghiêm cẩn
ĐỊA KIẾP CHỈ ĐỐI VỚI THIÊN LƯƠNG
Phép đối ngẫu của cổ văn chương Việt Hoa đối âm, đối tiếng và đối nghĩa. Trọng bộ Lục bại tinh của tử vi có đôi sao Địa Kiếp – Địa Không được an theo giờ sinh, xuất phát từ cung Hợi theo chiều Âm Dương (là căn bản của thuật số huyền học Đông phương). Sự hiệu nghiệm của 2 sao này đã quá rõ rang: Chúng đóng ở cung nào là y như có chuyện lình xình ở cung đó; chiến lược của phản trắc tính Không Kiếp không thể phủ nhận, tất yếu sự hiện hữu là 1 mặc nhiên. Nhưng có vị trí giả đề nghị hủy giải sao Địa Không vì cho rằng tính lý không hạp đôi với Địa Kiếp và thay vào đó bằng sao Thiên Không. Kẻ viết vốn rất ngưỡng mộ sự canh cải, để phục hồi giá trị cho khoa nhân văn tử vi, nhưng không thể vì định kiến chỉ nam ấy mà quên giá trị nghiệm lý của cơ cấu các sao trên lá số. Xin trình làng 2 lý do:
- Phép đối ngẫu Địa Kiếp (2 âm trắc) đối âm với Thiên Lương (2 âm bằng). Địa Kiếp là thực tự hợp với Thiên Lương (cũng là thực tự của cổ văn). Quan trọng hơn là xét đối nghĩa: Địa Kiếp chỉ quân ăn cướp ở dưới trần thế, thì Thiên Lương chỉ bậc hảo thiện ở trên trời. Trong khi Thiên Không chỉ có thể coi là hư tự của cổ văn và càng vô nghĩa khi phải đối với Địa Kiếp? Vậy thì càng không nên xét việc hủy thể Địa Không bằng đối luận
- Vai trò của Thiên Không: trong phép an sao Thái Tuế có sự định chuẩn rõ rang: trước Thái Tuế là Thiên Không và sau Thái Tuế là Quán sách:
”Tuế tiền nhất vị thị thiên thiếu
Hậu nhất vị quán sách, Trực phù”
(Thiên Không và Thiếu Dương ở cung đằng trước Thái Tuế và Quán Sách, Trực Phù ở cung đàng sau Thái Tuế). Người rành luật “bi sắc tư phong” (lý thừa trừ) của Vòng Thái Tuế, càng không thể phủ nhận sự đóng góp của sao Thiên Không khi nó luôn xuất hiện với “tam giác thiên tả” là Thiếu Dương, Tử Phù, Phúc Đức (1 hệ phái thoát ly của vòng Thái Tuế), để thử thách người đời. Bởi vì vào đại vận của tam giác thiên tả, đương số lọt ngay vào sự bảo bọc của bộ sao tứ đức (Phúc Đức, Nguyệt Đức, Thiên Đức, Long Đức) hợp chiếu, chưa kể các phúc tinh khác như Quan Phúc, Quang Quý, Khóa Khoa, luôn luôn là như vậy mà tại sao cứ vào Đại vận hay Tiểu vận này, thiên hạ long đong lận đận khôn cùng? Sự kiện này chỉ có thể hiểu được khi có bộ mặt Thiên Không phá đám, khuấy đảo và dụ dỗ đám hư tinh Đào hồng vào chỗ tuyệt lộ.
Vậy thì xin trả cái gì của César cho César để tử vi khỏi mất mát cái chính lý của nó
LUẬN VỀ NGŨ HÀNH TƯƠNG NGỘ
Khoa lý học Đông Á coi lẽ Âm Dương như định lý biến dịch, và lấy ngũ hành làm hệ luận sinh khắc. Chu trình Ngũ hành sinh và Ngũ hành khắc đều là 1 chu trình khép kín.
Ai nấy đều thông lý rõ rang và không có gì thắc mắc. Nhưng trường hợp đồng hành của Ngũ hành thì thật là phức tạp, nhiều ý kiến trái ngược: tốt có và xấu cũng có. Theo sách hồng Vũ cẩm Thư của Dương Quân Tùng (Trung Hoa) thì trường hợp Ngũ hành tương ngộ tạo ra 3 hình thái: Thắng – hòa và bại như sau:
- Đồng hành Mộc: thắng, tươi tốt
- Đồng hành Kim: thắng, phong phú
- Đồng hành Thổ: hòa, vừa phải
- Đồng hành Hỏa: bại, khẩu thiệt
- Đồng hành Thủy: thái quá
Việc này đem áp dụng vào công dụng lý đoán các sao và các cung trên tính cách bản hành nhất là Đại vận của Thái Tuế sẽ thấy rõ hiệu lực của mức độ thành- bại mỗi người.
Ví dụ: người mạng Thổ nhập hạn Thái Tuế ở cung Mùi (Thổ) không thể thoải mái, vẻ vang bằng người mạng Kim mà lại nhập hạn Thái tuế ở cung Thân hay Dậu (Kim).
………………………..
(Còn 6 điểm quan trọng – kỳ sau)