CHU KỲ 7
31 SƠN LÔI DI 477 |
6 THIÊN THỦY TỤNG 552 |
41 THỦY THIÊN NHU 447 |
34 TRẠCH PHONG ĐẠI QUÁ 468 |
52 LÔI SƠN TIỂU QUÁ 414 |
|
13 PHONG TRẠCH TRUNG PHU 531 |
59 ĐỊA HỎA MINH DI 393 |
24 HỎA ĐỊA TẤN 498 |
1. Giáp Tý – Hỏa Địa Tấn, hào 1 (1 ~ 49)
– “Sơ Lục, tấn như tồi như, trinh cát ; võng phu, dụ vô cữu.”
– “Sáu Đầu, sự tiến thịnh khởi đầu đã bị ghìm lui chắn lại, giữ chính thì được tốt lành ; hãy tạm ung dung đợi thời thì không gặp cữu hại”.
– Tượng “Tấn như tồi như, độc hành chính dã” – Khởi đầu đã bị ghìm lui chắn lại, nói lên Sáu Đầu nên riêng tự đi theo chính đạo ; “Dụ vô cữu, vị thụ mệnh” – Tạm đợi thời thì không cữu hại, nói lên Sáu Đầu trước mắt còn chưa được chựu mệnh. Sáu Đầu nhu tiến là bậc quân tử, tiến lui theo lễ nghi. Âm mềm ở dưới, trước mặt có hai hào âm, là “địch”, bị hai hào âm này ngăn trở, khó có ngay lòng tin nơi mọi người. Người thường không được (lòng) tin, thì có người vội tiến để cầu việc làm, có người vội lui thì oán hận người trên không biết (mình).
2. Ất Sửu – Thủy Thiên Nhu, hào 4 (2 ~ 50)
– “Lục Tứ, nhu vu huyết, xuất tự huyêt.”
– “Sáu Bốn, chờ đợi trong vũng máu, mà thoát khỏi được từ nơi hang sâu”.
– Tượng “Nhu vu huyết, thuận dĩ chính dã” – Chờ đợi trong vũng máu, ý nói Sáu Bốn bình tĩnh để chờ, nghe ngóng thời thế. Sáu Bốn ở ngôi dưới Khảm hãm, vào nơi hiểm mà bị hại, mềm mà được chính, đành chờ đợi mà lui về nghe ngóng, cho nên thoát khỏi nơi hãm hiểm.
3. Bính Dần – Phong Trạch Trung phu, hào 6 (Bính Canh – Trạch Phong – Phong Trạch)
– “Thượng Cửu, hàn âm đăng vu thiên, trinh hung.”
– “Chín Trên, tiếng chim kêu khi đang bay vang khắp bầu trời (hư thanh nghe xa mà đức thành tín trung thực không tiếp nối), tất phải giữ chính bền để phòng hung hiểm”.
– Tượng “Hàn âm đăng vu thiên, hà khả trường dã” – Tiếng kêu vang khắp bầu trời, hư thanh này làm sao mà giữ được lâu dài ! Chín Hai nói “minh hạc tại âm”. Chín Trên nói “hàn âm đăng thiên”: một hào thì trung thực, một hào thì giả dối, thật là một sự phản chiến.
4. Đinh Mão – Lôi Sơn Tiểu quá, hào 2
– “Lục Nhị, quá kỳ tổ, ngộ kỳ tỷ ; bất cập kỳ quân, ngộ kỳ thần, vô cữu.”
– “Sáu Hai, vượt qua ông mà gặp bà ; song không lấn được vua, vua do đó gặp được bề tôi, tất không lỗi”.
– Tượng “Bất cập kỳ quân, thần bất khả quá dã” – Không lấn được vua, nói lên Sáu Hailà bề tôi không thể vượt qua được bậc chí tôn. Được vô cữu chính là vì Sáu Hai ở giữa cái vòng ổn thỏa tốt đẹp của sự “quá” và “bất quá”, được thích đáng về thời, về phận mà không thiên lệch.
5. Mậu Thìn – Địa Hỏa Minh di, hào 2
– “Lục Nhị, minh di ; di vu tả cổ, dụng trửng mã tráng, cát.”
– “Sáu Hai, sự sáng bị tổn thương, khiến đùi trái bị thương, sau đó nhờ ngựa tốt (kéo cỗ xư bốn bánh) cứu giúp, dần dần sẽ khỏe trở lại, tốt lành”.
– Tượng “Lục Nhị chi cát, thuận nhi tắc dã” – Sự tốt lành của Sáu Hai, nói lên nó đã mềm thuận lại ở ngoài, mà trong thực văn minh, có thể kiên trì giữ được phép tắc.
6. Kỷ Tị – Thiên Thủy Tụng, hào 6
– “Thượng Cửu, hoặc tích chi bàn đái , chung triêu tam sỉ chi.”
– “Chín Trên, ngẫu nhiên có khi được ban phẩm tứ (do thắng kiện), triều phục có đai lớn của bậc hiển quý, nhưng có thể chỉ trong một ngày lại bị tước đoạt nhiều lần”.
– Tượng “Dĩ tụng thụ phục, diệc bất túc kính dã” – Do kiện tụng mà được ban thưởng quan lộc, điều này không đáng được tôn trọng. Chín Trên đi kiện tới cùng, mặc dầu được thưởng nhưng sẽ bị tước mất, nói lên ý “tụng” bất khả cực, “lộc” bất khả tranh.
7. Canh Ngọ – Trạch Phong Đại quá, hào 4 (Bính Canh – Trạch Phong – Phong Trạch)
– “Cửu Tứ, đống long, cát ; hữu tha, lận.”
– “Chín Bốn, cột vươn thẳng như trước, tốt lành ; nếu ứng với dưới, tất sinh thẹn tiếc”.
– Tượng “Đống long chi cát, bất náo hồ hạ dã” – Cột vươn thẳng như trước, tốt lành, nói lên Chín Bốn không thể cho cột lại ỏe xuống nữa. Chín Bốn không thích hợp để ứng với hào cần ứng, lấy chất cứng mềm điều hòa nhau, để ứng với hào Đầu, hướng xuống dưới thì quá mềm, tất khiến cho “cột vươn thẳng” lại trở lại “cong”. Chín Bốn chỉ cần tự giảm chất dương cứng, không ứng với hào Đầu nữa, thì sẽ được “cát”.
8. Tân Mùi – Sơn Lôi Di, hào 4
– “Lục Tứ, điên di, cát ; hổ thị đam đam, kỳ dục trục trục, vô cữu.”
– “Sáu Bốn, đảo điên mà cầu dưới nuôi dưỡng (rồi lại dùng sự nuôi dưỡng đó nuôi lại mọi người), tốt lành ; như mắt hổ nhìn đăm đăm, gấp gáp cầu xin tiếp liền không dứt, tất không có cữu hại”.
– Tượng “Điên di chi cát, thượng thi quang dã” – Đảo điên mà cầu dưới nuôi dưỡng, nói lên Sáu Bốn ở ngôi trên, mà có thể tỏa rọi ánh sáng của đức đẹp xuống dưới. Chí của Sáu Bốn là ở đạo, nên do dưỡng chính, lợi vật, cho nên cát. Sáu Bốn có nhã ý, lấy sự đó cho dân, dùng sự đó cho dân, vì vậy mà “kỳ dục trục trục” vẫn có thể “vô cữu”. Thời “dưỡng chính”, cầu xin mà có đạo chính thì tất vô hại.
9. Nhâm Thân – Hỏa Địa Tấn, hào 5 (9 ~ 21)
– “Lục Ngũ, hối vong, thất đắc vật tuất ; vãng cát, vô bất lợi.”
– “Sáu Năm, hối hận mất hết, không phải lo nghĩ gì về sự được hay mất ; tiến lên tất được tốt lành, không gì không lợi”.
– Tượng “Thất đắc vật tuất, vãng hữu khánh dã” – Giải quyết công việc không phải lo lắng được mất, mà là trách nhiệm của mọi người, nói lên Sáu Năm đi lên tất có phúc khánh. Lấy chất âm ở ngôi dương, không đáng ngôi, có “hối hận”, nhưng ở nơi tôn quý, bẩm thụ đức Ly sáng, ủy nhiệm được người, kẻ dưới thuận theo, đã dùng được đạo này thì đi lên đều tốt.
“Thích văn” dẫn Mạnh Hỷ, Mã Dung, Trịnh Huyền, Ngu Phiên, Vương Túc nói “thất” vốn được viết là “thỉ” (mũi tên), nay khảo Bạch Thư Chu Dịch cũng viết là “thỉ” lập thành một thuyết: “thỉ đắc vật tuất” chỉ Sáu Năm “được mũi tên để dùng, cho nên không phải lo nghĩ”. Như Chín Bốn quẻ Phệ hạp “đắc kim thỉ”.
10. Quý Dậu – Thủy Thiên Nhu, hào 6 (10 ~ 22)
– “Thượng Lục, nhập vu huyệt, hữu bất tốc chi khách tam nhân lai ; kính chi, chung cát.”
– “Sáu Trên”, sa vào hang sâu, có ba người khách không mời mà đến ; biết kính trọng họ thì cuối cùng sẽ được tốt lành”.
– Tượng “Bất tốc chi khách lai, kính chi chung cát, tuy bất đương vị, vị đại thất dã” – Khách không mời mà đến, biết kính trọng họ thì cuối cùng sẽ được tốt lành ; nói lên Sáu Trên mặc dầu ngôi vị không thỏa đáng, nhưng chưa đến nỗi bị tổn thất lớn. Là âm ở ngôi trên, là “đương vị”, thế mà lại nói rằng “bất đương vị”, thật không hiểu nổi (Chu Hy – Bản nghĩa). Vương Bật “hào Trên là ngôi “hư”, ở nơi không ngôi là không đáng ngôi”.
11. Giáp Tuất – Hỏa Địa Tấn, hào 6 (11 ~ 59)
– “Thượng Cửu, tấn kỳ giác, duy dụng phạt ấp, lệ cát, vô cữu ; trinh lận.”
– “Chín Trên, tiến thịnh đến cùng cực, giống như sừng thú ở chỗ cao, nên chinh phạt ấp quốc để lập công, tuy có nguy hiểm, nhưng được tốt lành, mà không đến nỗi bị cữu hại ; phải giữ vững chính bền, phòng thẹn tiếc”.
– Tượng “Duy dụng phạt ấp, đạo vị quang dã” – Nên chinh phạt ấp quốc để lập công ; nói lên “tiến thịnh” của Chín Trên chưa từng sáng lớn.
“Tấn” cực tắc phản, cũng giống như “minh xuất địa thượng” (ánh sáng hiện trên mặt đất), thịnh cực thì suy. Chín Trên tiến thịnh tới “giác”, dựa vào sự “phạt ấp” để tránh cữu hại, có thể lấy đức của sự sáng sủa đương lâm vào cuộc suy vi, “ánh sáng sẽ tắt đi”. Cứng quá mức, khó tránh tới “lận”, vì dùng “vũ lực”
12. At Hợi – Thủy Thiên Nhu, hào 5 (12 ~ 60)
– “Cửu Ngũ, nhu vu tửu thực, trinh cát.”
– “Chín Năm, chờ đợi ở nơi riệu ngon, nhắm tốt, giữ vững chính bền thì được tốt lành”.
– Tượng “Tửu thực trinh cát, dĩ trung chính dã” – Chờ đợi nơi riệu ngon, nói lên Chín Năm ở ngôi giữ được chính. Nghĩa chữ “nhu” so với việc vương đạo lấy sự lâu dài hoàn thành việc hóa dục, thì không bằng, nhưng nó cũng không vội gì với những thành công nông cạn, thiển cận. Chín Năm cứng khỏa trung chính, làm chủ quẻ, ở ngôi cao có thể hết mình với đạo “nhu”, đạo “chờ đợi” hết sức hoàn mỹ.
13. Bính Tý – Phong Trạch Trung phu, hào 5
– “Cửu Ngũ, hữu phu luyến như, vô cữu.”
– “Chín Năm, lấy đức thành tín ràng buộc lòng thiên hạ, không có gì cữu hại”.
– Tượng “Hữu phu luyến như, vị chính đáng dã” – Nói Chín Năm ngôi vị trung chính, thích đáng. “Thoán truyện” nói chỉ có đức tin mới có thể cảm hóa được bang quốc, là chỉ hào này. Sáu hào không nói “phu”, chỉ có Chín Năm là nói, như vậy thì Chín Năm là chủ về “phu” vậy.
14. Đinh Sửu – Lôi Sơn Tiểu quá, hào 3
– “Cửu Tam, phất quá phòng chi, hoặc tòng tường chi, hung.”
– “Chín Ba, không chựu quá mức phòng bị, sẽ bị khẻ khác làm hại, có hung hiểm”.
– Tượng “Tòng hoặc tường chi, hung như hà dã” – Sẽ bị kẻ khác làm hại, nói lên sự hung hiểm của Chín Ba thật vô cùng nghiêm trọng. Sự hung của Chín Ba là ở chỗ coi nhẹ “việc nhỏ”, không chựu “quá phòng”. Tiểu quá là việc nhỏ nhiều hơn, có nghĩa là thận trọng trong việc nhỏ, Chín ba quá cứng vi phạm vào nghĩa này, là tượng không đề phòng trước mà có kẻ hại.
15. Mậu Dần – Địa Hỏa Minh di, hào 3
– “Cửu Tam, minh di vu nam thú, đắc kỳ đại thủ ; bất khả tật, trinh.”
– “Chín Ba, đi thuần thú ở phương Nam, tiến hành trinh phạt ở thời ánh sáng bị tổn thương, diệt trừ kẻ đầu sỏ hung ác ; lúc này không thể hành động gấp, nên giữ vững chính bền”.
– Tượng “Nam Thú chi chí, nãi đại đắc dã.” – Chí hướng đi thuần thú phương Năm, tiến hành chinh phạt của Chín Ba, nói lên tất có thu hoặch lớn. Chu Hy nói “Thành Thang nổi lên ở ngục Hạ Đài, Văn Vương dấy lên ở ngục Dũ Lý, chính hợp với nghĩa của hào này, mà việc nhỏ cũng như thế. Ý nghĩa tượng trưng của Chu Dịch rất rộng, vô luận là việc xưa, việc nay, việc lớn, việc nhỏ, đều có thể từ đó suy ra mà đều có sự “trưng nghiệm” cả, vị tất phải “câu” ở một hiện tượng, “nệ” vào sự mất việc.
16. Kỷ Mão – Thiên Thủy Tụng, hào 1
– “Sơ Lục, bất vĩnh sở sự ; tiểu hữu ngôn, chung cát.”
– “Sáu Đầu, không kéo dài việc kiện tụng, cố chựu chút ít điều tiếng về mình, cuối cùng sẽ được tốt lành”.
– Tượng “Bất vĩnh sở sự, tụng bất khả trường dã” – Không kéo dài kiện tụng, nói lên không thể để việc kiện kéo dài mãi không thôi ; Tuy “tiểu hữu ngôn”, kỳ biện minh dã” – Mặc dù chựu chút ít điều tiếng, nói lên Sáu Đầu nhờ có sự phân biện, mà cuối cùng mọi việc rõ ràng. Không nói “bất vĩnh tụng”, mà nói “bất vĩnh sở sự”, việc mới xảy ra, còn mong nó không trở thành việc phải thưa kiện.
17. Canh Thìn – Trạch Phong Đại quá, hào 3
– “Cửu Tam, đống náo, hung.”
– “Chín Ba, cột ỏe, hung.”
– Tượng “Đống náo chi hung, bất khả dĩ hữu phụ dã.” – Cột cong ỏe mà có hung hiểm, nói lên ý thế cứng của Chín Ba không thể thêm gì để phụ giúp. Chín Ba không thể ứng trên, nếu có ứng với Sáu Trên, thế cứng mà được giúp thì lại càng mạnh, cột càng cong hơn. Theo thời “đại quá có sự bất bình thường, chất cứng của nó chỉ có thể bớt, chứ không thể thêm. Ngu Phiên nói “giúp thì lại càng “cong” hơn, cho nên không nên giúp. Dương lấy Âm để giúp”.
18. Tân Tị – Sơn Lôi Di, hào 5
– “Lục Ngũ, phất kinh ; cư trinh cát, bất khả thiệp đại xuyên.”
– “Sáu Năm, (ví như bậc “quân vương” dựa vào sự: kẻ trên nuôi mình để nuôi thiên hạ), trái với lẽ thường ; ở yên giữ vững chính bền thì được tốt lành, không thể vượt qua sông cả sóng lớn.”
– Tượng “Cư trinh chi cát, thượng dĩ tòng thượng dã.” – Ở yên giữ vững chính bền, ý nói Chín Năm nên thuận theo và dựa vào người hiền dương cứng Chín Trên. Sáu Năm ở ngôi cao tôn quý, tất phải lấy đức đẹp đầy chứa để “nuôi thiên hạ” ; nhưng ngay thân mình mất chính không ứng, âm mềm không đặc, cũng không có cách nào tự nuôi, nên không thể không dựa vào lực lượng “người hiền ở trên”, nhưng được chuộng vì có lòng “nuôi thiên hạ”. Nên lời hào vẫn cho phép nó được “an trinh cát”. Tài đức yếu mỏng, không xứng với ngôi vị, đội dương mà theo dương bổ khuyết cho âm, thích hợp trong sự đi đường chính để ở, có thể ở yên lúc bình thời, nhưng không thể ở vào lúc gian nan biến cố.
19. Nhâm Ngọ – Hỏa Địa Tấn, hào 4 (19 ~ 31)
– “Cửu Tứ, tấn như thạch thử, trinh lệ.”
– “Chín Bốn, khi tiến thịnh giống như con chuột bay chẳng có được kỹ năng gì, giữ vững chính bền để phòng nguy hiểm.”
– Tượng “Thạch thử trinh lệ, vị bất đáng dã.” – Như chuột bay, chẳng có được kỹ năng gì, nói lên Chín Bốn ở vào ngôi vị không thích đáng, dùng cách bất trung bất chíh để chiếm ngôi cao, tham mà sợ người. Đạo Tấn chủ về nhu thuận, Hào Ba tuy không chính, nhưng vì thuận, cho nên chí nó được mọi người tin mà cùng đi lên ; Chín Bốn tuy đã tiến lên trên, do mất đạo nhu thuận mà như chuột bay ở bước cùng, không toại nguyện.
20. Quý Mùi – Thủy Thiên Nhu, hào 1 (20 ~ 32)
– “Sơ Cửu, nhu vu giao, lợi dụng hằng, vô cữu.”
– “Chín Đầu, đợi ở nơi giao ngoại, lợi về giữ được sự bền lòng bền gan, tất sẽ không cữu hại.”
– Tượng “Nhu vu giao, bất phạm nan hành dã.” – Đợi ở nơi giao ngoại, là nói Chín Đầu không xông thẳng vào nơi hiểm nạn ; “lợi dụng hằng vô cữu, vị thất thường dã.” – Lợi về giữ được sự bền lòng bền gan, nói lên Chín Đầu chưa từng sai mất đạo thường. Tâm chí tuy có chờ đợi, nên tự giữ sự yên tĩnh, điềm nhiên như sẽ ở vậy đến trọn đời, mới có thể dùng được đạo thường. Hào Đầu ở xa Khảm nhất, lợi vì “dụng hằng” nên “vô cữu”, là cứng ở ngôi cứng, sợ rằng có tượng nóng vội, tuy xa hiểm mà vẫn có lời răn.
21. Giáp Thân – Hỏa Địa Tấn, hào 5 (21 ~ 9)
– “Lục Ngũ, hối vong, thất đắc vật tuất ; vãng cát, vô bất lợi.”
– “Sáu Năm, hối hận mất hết, không phải lo nghĩ gì về sự được hay mất ; tiến lên tất được tốt lành, không gì không lợi”.
– Tượng “Thất đắc vật tuất, vãng hữu khánh dã” – Giải quyết công việc không phải lo lắng được mất, mà là trách nhiệm của mọi người, nói lên Sáu Năm đi lên tất có phúc khánh. Lấy chất âm ở ngôi dương, không đáng ngôi, có “hối hận”, nhưng ở nơi tôn quý, bẩm thụ đức Ly sáng, ủy nhiệm được người, kẻ dưới thuận theo, đã dùng được đạo này thì đi lên đều tốt.
“Thích văn” dẫn Mạnh Hỷ, Mã Dung, Trịnh Huyền, Ngu Phiên, Vương Túc nói “thất” vốn được viết là “thỉ” (mũi tên), nay khảo Bạch Thư Chu Dịch cũng viết là “thỉ” lập thành một thuyết: “thỉ đắc vật tuất” chỉ Sáu Năm “được mũi tên để dùng, cho nên không phải lo nghĩ”. Như Chín Bốn quẻ Phệ hạp “đắc kim thỉ”.
22. Ất Dậu – Thủy Thiên Nhu, hào 6 (22 ~ 10)
– “Thượng Lục, nhập vu huyệt, hữu bất tốc chi khách tam nhân lai ; kính chi, chung cát.”
– “Sáu Trên, sa vào hang sâu, có ba người khách không mời mà đến ; biết kính trọng họ thì cuối cùng sẽ được tốt lành.”
– Tượng “Bất tốc chi khách lai, kính chi chung cát, tuy bất đương vị, vị đại thất dã” – Khách không mời mà đến, nói lên Sáu Trên mặc dầu ngôi vị không thỏa đáng, nhưng chưa đến nỗi bị tổn thất lớn. Là âm ở ngôi trên, là “đương vị”, thế mà lại nói rằng “bất đương vị”, thật không hiểu nổi (Chu Hy – Bản nghĩa). Vương Bật “hào Trên là ngôi “hư”, ở nơi không ngôi là không đáng ngôi.”
23. Bính Tuất – Phong Trạch Trung phu, hào 4
– “Lục Tứ, nguyệt cơ vọng, mã thất vong, vô cữu.”
– “Sáu Bốn, trăng sáng gần tròn đầy, ngựa tốt bỏ bạn mà tiến lên, không dẫn đến cữu hại.”
– Tượng “Mã thất vong, tuyệt loại thượng dã.” – Ngựa tốt bỏ bạn, nói lên Sáu Bốn cắt đứt với bạn nó mà lên đội hào Chín Năm. Sáu Bốn có tượng “âm đức” đang thịnh mà chưa đầy. Thời Trung phu, đức bẩm sinh của nó là “âm thuận”, sự thành tín tất phải chuyên nhất. “Phu” không cho phép có hai (Chiết trung)
24. Đinh Hợi – Lôi Sơn Tiểu quá, hào 4
– “Cửu Tứ, vô cữu, phất quá ngộ chi ; vãng lệ tất giới, vật dụng, vĩnh trinh.”
– “Chín Bốn, không có lỗi hại gì, không quá cứng thì có thể gặp được âm mềm ; nhưng đi lên ứng hợp thì sẽ có nguy hiểm, tất phải tự răn, không thể thi thố tài dụng, mà phải giữ chính bền lâu dài.”
– Tượng “Phất quá ngộ chi, vị bất đáng dã.” – Không quá cứng thì có thể gặp được âm mềm, nói lên Chín Bốn chưa ở vị trí Dương cứng thích đáng. “Vãng lệ tất giới, chung bất khả trường dã” – Đi lên ứng hợp sẽ có nguy hiểm, nếu đi lên ứng hào âm thì cuối cùng sẽ không thể gặp hại được lâu dài. Thời “tiểu quá”, Chín Bốn mất chính, vậy phải yên giữ “vật dụng”, bảo vệ điều “vĩnh trinh”. Về mối quan hệ, Chín Bốn có thể “ngộ (gặp)” nó, mà không thể “vãng (đi lên)” ứng, yêu cầu Chín Bốn phải cẩn thận không được làm càn, nếu nhất quyết một mình đi lên, thì “vô cữu” sẽ biến thành “hung”.
25. Mậu Tý – Địa Hỏa Minh di, hào 6
– “Thượng Lục, bất minh hối ; sơ đăng vu thiên, hậu nhập vu địa.”
– “Sáu Trên, không tỏa sáng mà đem lại sự u tối ; mới đầu lên tận trời cao, cuối cùng rơi vào trong đất.”
– Tượng “Sơ đăng vu thiên, chiếu tứ quốc dã.” – Mới Đầu lên tận trời cao, có thể chiếu rọi ra các nước ở bốn phương ; “hậu nhập vu địa, thất tắc dã.” – Cuối cùng rơi vào trong đất, nói lên Sáu Trên vi phạm phép tắc. Lời hào nói “bất minh hối”, không sáng mà tối, đó là sự sáng của năm hào đều bị Sáu Trên làm thương tổn.
26. Kỷ Sửu – Thiên Thủy Tụng, hào 2
– “Cửu Nhị, bất khắc tụng, quy nhi bô, kỳ ấp nhân tam bách hộ, vô sảnh.”
– “Chín Hai, kiện tụng thì không lợi, lui về mà tránh đi, đó là một ấp nhỏ có ba trăm hộ, ở đấy thì không gặp họa hoạn.”
– Tượng “Bất khắc tụng, quy bô thoán dã ; Tự hạ tụng thượng, hoạn chí xuất dã.” – Kiện tụng thì không lợi, ý nói Chín Hai ở ngôi dưới mà kiên tụng bậc tôn thượng thì tai nạn đến. Nhưng nếu kịp thời tránh đi thì lại hết nạn ngay. Nghĩa của “tranh tụng” là ở chỗ thấy thôi được thì nên thôi đi, Chín Hai được “vô sảnh” là ở chỗ dương cứng có thể giữ được đạo trung.
27. Canh Dần – Trạch Phong Đại quá, hào 2
– “Sơ Lục, khô dương sinh đề, lão phu đắc kỳ nữ thê ; vô bất lợi”
– “Sáu Đầu, cây dương khô sinh mầm non cành mới, cụ già lọm khọm lấy được cô vợ trẻ ; không gì không lợi”
– Tượng “Lão phu nữ thê, quá dĩ tương dữ” – “Ông già lấy được cô vợ trẻ”, nói lên ý hào Chín Hai dương cứng quá mức, nhưng có thể thân cận với hào Sáu Đầu âm mềm.
28. Tân Mão, Sơn Lôi Di, hào 6
– “Thượng Cửu, do di ; lệ cát, lợi thiệp đại xuyên.”
– “Chín Trên, thiên hạ nhờ nó mà được nuôi dưỡng ; biết nguy mà thận trọng thì được tốt lành, lợi về vượt qua sông cả sóng lớn.”
– Tượng “Do di lệ cát, đại hữu khánh dã.” – Thiên hạ nhờ nó mà được nuôi dưỡng, đây là tượng Chín Trên có phúc khánh lớn. Ngôi cùng cực, dương cứng đầy thịnh, có tượng bề tôi hiền với vua, vua dựa vào người này để nuôi thiên hạ. Nếu đảm trách nhiệm vụ nặng nề này, lại biết nguy mà thận trọng thì tốt, trừ nguy vượt hiểm tất được lợi.
29. Nhâm Thìn – Hỏa Địa Tấn, hào 3 (29 ~ 41)
– “Lục Tam, chúng doãn, hối vong.”
– “Sáu Ba, được mọi người tin cẩn thì hối hận sẽ mất hết.”
– Tượng “Chúng doãn chi chí, thượng hành dã.” – Chí hướng “được mọi người tin theo” của Sáu Ba là vì đi lên. Sáu Ba ngôi cao quẻ dưới, mất ngôi, có hối hận, nhưng cùng hai âm dưới có chí tiến lên, tất phải được mọi người tin theo mà cùng tiến. Trước tiên có đặt nền móng vững vàng thì mới có thể toại chí đi lên và được vua tin. Tin là tin ở kẻ dưới, đây lại tin ở kẻ trên, cho nên, không tin ở bạn thì cũng không được trên.
30. Quý Tị – Thủy Thiên Nhu, hào 2 (30 ~ 41)
– “Cửu Nhị, nhu vu sa, tiểu hữu ngôn ; chung cát.”
– “Chín Hai, chờ đợi ở bãi cát, hơi có điều tiếng, cuôi cùng tốt lành.”
– Tượng “Nhu vu sa, diễn tại trung dã ; tuy tiểu hữu ngôn, dĩ cung cát dã.” – Chờ đợi ở bãi cát, là tượng Chín Hai trong lòng ung dung không vội. Mặc dù có chút điều tiếng, là tượng kiên trì chờ đợi để đạt được tốt lành. Chín Hai đi dấn tới gần Khảm, cứng ở ngôi mềm, tính rộng rãi mà được ngôi giữa, là tượng gần hiểm mà vẫn không hại cho sự tốt của nó.
31. Giáp Ngọ – Hỏa Địa Tấn, hào 4 (31 ~ 19)
– “Cửu Tứ, tấn như thạch thử, trinh lệ.”
– “Chín Bốn, khi tiến thịnh giống như con chuột bay chẳng có được kỹ năng gì, giữ vững chính bền để phòng nguy hiểm.”
– Tượng “Thạch thử trinh lệ, vị bất đáng dã.” – Như chuột bay, chẳng có được kỹ năng gì, nói lên Chín Bốn ở vào ngôi vị không thích đáng, dùng cách bất trung bất chính để chiếm ngôi cao, tham mà sợ người. Đạo Tấn chủ về nhu thuận, Hào Ba tuy không chính, nhưng vì thuận, cho nên chí nó được mọi người tin mà cùng tiến; Chín Bốn tuy đã tiến lên trên, do mất đạo nhu thuận mà như chuột bay ở bước cùng, không toại nguyện.
32. Ất Mùi – Thủy Thiên Nhu, hào 1 (32 ~ 20)
– “Sơ Cửu, nhu vu giao, lợi dụng hằng, vô cữu.”
– “Chín Đầu, đợi ở nơi giao ngoại, lợi về giữ được sự bền lòng bền gan, tất sẽ không cữu hại.”
– Tượng “Nhu vu giao, bất phạm nan hành dã.” – Đợi ở nơi giao ngoại, là nói Chín Đầu không xông thẳng vào nơi hiểm nạn ; “lợi dụng hằng vô cữu, vị thất thường dã.” – Lợi về giữ được sự bền lòng bền gan, nói lên Chín Đầu chưa từng sai mất đạo thường. Tâm chí tuy có chờ đợi, nên tự giữ sự yên tĩnh, điềm nhiên như sẽ ở vậy đến trọn đời, mới có thể dùng được đạo thường. Hào Đầu ở xa Khảm nhất, lợi vì “dụng hằng” nên “vô cữu”, là cứng ở ngôi cứng, sợ rằng có tượng nóng vội, tuy xa hiểm mà vẫn có lời răn.
33. Bính Thân – Phong Trạch Trung phu, hào 3
– “Lục Tam, đắc địch, hoặc cổ hoặc bãi, hoặc khấp hoặc ca.”
– “Sáu Ba, (trong lòng không thành) phía trước gặp kẻ kình địch, hoặc đánh trống tiến công, hoặc mệt mỏi tháo lui, hoặc (sợ địch phản công mà) khóc lóc buồn bã, hoặc do (địch không lấn) mà hát vui.”
– Tượng “Hoặc cổ hoặc bãi, vị bất đáng dã.” – Là tượng Sáu Ba ngôi vị không thỏa đáng, không đáng ngôi, tự gây nên địch họa, cho nên có tượng “cổ” “bãi” “khấp” “ca”, nguyên nhân chính do lòng người không chân thành, ý đồ riêng tư nổi lên, luôn làm nhiều điểu không thích đáng, nói và làm vô thường, cuối cùng mệt sức vô ích. Lưu Mục nói “người ta chỉ vì lòng tin không đủ, cho nên nói, hành động không thường như vậy.”
34. Đinh Dậu – Lôi Sơn Tiểu quá, hào 5
– “Lục Ngũ, mật vân bất vũ, tự ngã tây giao ; công dặc thủ bỉ tại huyệt.”
– “Sáu Năm, mây dày kín đặc mà không mưa, nó kéo lên từ cõi Tây thành ấp của ta ; các bậc vương công ra sức bắn hạ các thú vật có hại ẩn trốn trong hang.”
– Tượng “Mật vân bất vũ, dĩ thượng dã.” – Mây dày kín đặc mà không mưa, là tượng Sáu Năm khí âm vượng thịnh đã ở cao bên trên.
35. Mậu Tuất – Địa Hỏa Minh di, hào 5
– “Lục Ngũ, Cơ Tử chi minh di, lợi trinh.”
– “Sáu Năm, như ông Cơ Tử thời Ân, lợi về sự giữ vững chính bền.”
– Tượng “Cơ Tử chi trinh, minh bất khả tức dã.” – Cơ Tử triều Ân giữ vững chính bền, có tượng ánh sáng trong lòng Sáu Năm không thể tắt. Phỏng theo tượng Cơ Tử triều Ân bị vua Trụ bắt tù, giả điên giấu sự sáng của mình giữ chí, ví với Sáu Năm rất gần với “ám quân”, thân mắc vào nội nạn, lợi về giữ chính không đổi lòng, không bị sự hôn ám làm cho mai một.
36. Kỷ Hợi – Thiên Thủy Tụng, hào 3
– “Lục Tam, sư hoặc dư thi, hung.”
– “Sáu Ba, quân chốc chốc phải trở xác về, có hung hiểm.”
– Tượng “Sư hoặc dư thi, đại vô công dã.” – Phải trở xác về, có tượng Sáu Ba không thể có chiến công. Đạo dùng binh quý ở chỗ biết mình, Sáu Ba thua trận, chính là do không tự lượng sức mình.
37. Canh Tý – Trạch Phong Đại quá, hào 1
– “Sơ Lục, tạ dụng bạch mao, vô cữu.”
– “Sáu Đầu, dùng cỏ tranh trắng lót (vật biếu người trên), tránh bị cữu hại.”
– Tượng “Tạ dụng bạch mao, nhu tại hạ dã.” – Lấy cỏ tranh trắng lót vật đi biếu, là tượng Sáu Đầu mềm thuận ở ngôi dưới, hành vi kính cẩn thận trọng. Thời “đại quá”, lấy chất mềm yếu thấp nhỏ mà ở ngôi dưới cùng, tự giữ kính cẩn, thận trọng “đội” dương, thì mới có thể lấy chất cứng của nó để giúp cho chất mềm của mình, tránh hại tới lợi.
38. Tân Sửu – Sơn Lôi Di, hào 1
– “Sơ Cửu, xả nhĩ linh qui, quan ngã đóa di, hung.”
– “Chín Đầu, người bỏ phần tốt đẹp như rùa thiêng của mình mà nhìn ta tới trễ mép cầu ăn, có hung hiểm.”
– Tượng “Quan ngã đóa di, diệc bất túc quý dã.” – Nhìn ta tới trễ mép cầu ăn, là tượng hành vi cầu ăn, cầu nuôi của Chín Đầu không đáng được tôn trọng. Thể trên quẻ Di đều cát, thể dưới đều hung, trên ngưng dưới động. Trên mà ngưng là sự nuôi người, dưới mà động là cầu người nuôi. Động mà cầu người nuôi, tất lụy về sự nuôi thể xác mình, nên Sáu Đầu không tránh khỏi sự động lòng dục của nó, lấy cái thực của dương cứng để cầu sự nuôi dưỡng ở âm hư, nuôi thân mà không được.
39. Nhâm Dần – Hỏa Địa Tấn, hào 2 (39 ~ 51)
– “Lục Nhị, tấn như sầu như, trinh cát ; thụ tư giới phúc, vu kỳ vương mẫu.”
– “Sáu Hai, tiến lên mà rầu rĩ, giữ vững chính bền thì được tốt lành ; sẽ được nhờ phúc lớn của bà nội trôn quý.”
– Tượng “Thụ tư giới phúc, dĩ trung chính dã.” – Sẽ được nhờ phúc lớn, là tượng Sáu Hai ở ngôi giữa giữ chính. “Vương mẫu” ví với “bậc chí tôn của loài âm”, chỉ Sáu Năm ; quẻ Khôn dưới là tượng mẹ, “phục càn” là vương. “Phục Càn” là chỉ quẻ Ly trên, vì hào 5 quẻ Ly trên, vốn là hào dương giữa quẻ Càn, mà biến thành hào âm, ở giữa quẻ ngoài Ly của quẻ Tấn.
40. Quý Mão – Thủy Thiên Nhu, hào 3 (40 ~ 52)
– “Cửu Tam, nhu vu nê, trí khấu chí.”
– “Chín Ba, chờ đợi ở nơi bãi bùn, dắt giặc đến.”
– Tượng “Nhu vu nê, tai tại ngoại ; tự ngã trí khấu, kính thận bất bại dã.” – Chờ đợi ở nơi bãi bùn, là tượng tai họa với Chín Ba còn ở ngoài ; Tự mình dắt giặc đến, là tượng Chín Ba cần nghiêm cẩn, thận trọng thì mới không thất bại. Thể quẻ Nhu, “trong” Càn tính dương cứng, “ngoài” Khảm tính hiểm. Nên lời 3 hào “trong” đều đúng vào Khảm hiểm mà thủ tượng. Thời “nhu” là phải chờ đợi rồi mới tiến.
41. Giáp Thìn – Hỏa Địa Tấn, hào 2 (41 ~ 29)
– “Lục Tam, chúng doãn, hối vong.”
– “Sáu Ba, được mọi người tin cẩn thì hối hận sẽ mất hết.”
– Tượng “Chún doãn chi chí, thượng hành dã.” – Chí hướng “được mọi người tin theo” của Sáu Ba là vì đi lên. Sáu Ba ngôi cao quẻ dưới, mất ngôi, có hối hận, nhưng cùng với hai âm đều có chí tiến lên, tất phải được mọi người tin theo mà cùng tiến. Trước tiên có đặt nền móng vững vàng thì mới có thể toại chí đi lên và được vua tin. Tin là tin ở kẻ dưới, đây lại tin ở kẻ trên, cho nên, không tin ở bạn thì cũng không được trên.
42. Ất Tị – Thủy Thiên Nhu, hào 2 (42 ~ 30)
– “Cửu Nhị, nhu vu sa, tiểu hữu ngôn ; chung cát.”
– “Chín Hai, chờ đợi ở bãi cát, hơi có điều tiếng, cuôi cùng tốt lành.”
– Tượng “Nhu vu sa, diễn tại trung dã ; tuy tiểu hữu ngôn, dĩ cung cát dã.” – Chờ đợi ở bãi cát, là tượng Chín Hai trong lòng ung dung không vội. Mặc dù có chút điều tiếng, là tượng kiên trì chờ đợi để đạt được tốt lành. Chín Hai đi dấn tới gần Khảm, cứng ở ngôi mềm, tính rộng rãi mà được ngôi giữa, là tượng gần hiểm mà vẫn không hại cho sự tốt của nó.
43. Bính Ngọ – Phong Trạch Trung phu, hào 2
– “Cửu Nhị, minh hạc tại âm, kỳ tử họa chi ; ngã hữu hảo tước, ngô dữ nhĩ mị chi.”
– “Chín Hai, chim hạc trắng kêu dưới bóng dâm của núi, bạn nó họa theo từng tiếng ; ta có riệu ngon nguyện với ngươi cùng uống chung vui.”
– Tượng “Kỳ tử họa chi, trung tâm nguyện dã.” – Bạn hạc trắng họa theo từng tiếng, đây là tượng ý nguyện chân thành phát ra từ đáy lòng. Khổng Tử thích nghĩa “Người ở trong (nhà) mà nói ra lời hay thì người ngoài nghìn dặm cũng ứng theo, huống chi là người ở gần ?. Còn ở trong (nhà) mà nói ra lời không hay, thì người ngoài ngàn dặm cũng phản đối, huống chi là người ở gần”, ý nêu rõ lòng chân thành thì tuy xa cũng được ứng theo.
44. Đinh Mùi – Lôi Sơn Tiểu quá, hào 6
– “Thượng Lục, phất ngộ quá chi ; phi điểu li chi, hung, thị vị tai sảnh.”
– “Sáu Trên, không thể gặp được dương cứng mà lại càng vượt quá dương cứng ; chính là giôpngs như con chim bay (bay không ngừng) bị tên bắn hạ giết, có hung hiểm, như vậy gọi là tai ương họa hoạn.”
– Tượng “Phất ngộ quá chi, dĩ khang dã.” – Không thể gặp được dương cứng mà lại càng vượt quá dương cứng, là tượng Sáu Trên ở nơi cao cùng cực. Lúc này là lúc quá cực, không thể tự giữ mà cứ theo như tập quán thói quen, cho nên đến nỗi vậy. Hung là do mình làm, “tai vạ” là do từ ngoài tới.
45. Mậu Thân – Địa Hỏa Minh di, hào 4
– “Lục Tứ, nhập vu tả phúc, hoạch minh di chi tâm, vu xuất môn đình.”
– “Sáu Bốn, lui về bên trái bụng, hiểu rõ tình trạng bên trong của thời ánh sáng bị tổn thương, do đó cương quyết bỏ nhà ra đi.”
– Tượng “Nhập vu tả phúc, hoạch tâm ý dã.” – Lui về bên trái bụng, là tượng nói có thể hiểu sâu tình trạng bên trong của thời ánh sáng bị tổn thương. Phàm nói về bên phải là tiện dụng cho mọi việc, theo bên trái mà không theo bên phải là nhún thuận, không phản nghịch. Thể quẻ Minh di, dưới sáng trên tối. Bà hào dưới là sáng ở ngoài tối, nên phải tùy theo sự xa gần cao thấp mà xử cho khác nhau. Sáu Bốn là bậc mềm chính, ở chỗ tối mà còn nhạt, nên còn có thể đắc ý về sự đi xa ; hào Năm là hạng mềm giữa, ở chỗ tối mà đã là lúc bức bách, nên là tượng bên trong có nạn, phải chính chí mình để che bớt sự sáng đi ; Sáu Trên là lúc tối đã cùng cực, cho nên là kẻ tự hại sự sáng của mình, đến nỗi phải tối, mà lại còn hại đến sự sáng của người ta, có tượng “ám quân” vậy.
46. Kỷ Dậu – Thiên Thủy Tụng, hào 4
– “Cửu Tứ, bất khắc tụng ; phục tức mệnh, du, an trinh cát.”
– “Chín Bốn, đi kiện thì không có lợi ; nên hồi tâm quay về với chính đạo, nên đổi ý đi kiện đi, an thuận mà giữ chính bền thì được tốt lành.”
– Tượng “Phục tức mệnh, du, an trinh bất thất dã.” – Nên hồi tâm quay về với mệnh, là tượng Chín Bốn an thuận, giữ vững chính bền để không bị tổn thất. Đã đi kiện, Chín Bốn dương cứng tính mạnh, nhưng ở ngôi âm, lại là tượng có thể lui ; “du” chính là ý biến cứng thành mềm. Chín thì cứng, Bốn thì mềm. Người ta chỉ vì không muốn yến với mệnh, mà lấy sức mạnh của mình để đi kiện, mới đầu thì kiện cuối cùng thì lui, không đi kiện nữa mà dựa vào mệnh, đó là tượng yên với sự chính bền.
47. Canh Tuất – Trạch Phong Đại quá, hào 6
– “Thượng Lục, quá thiệp diệt đỉnh ; hung, vô cữu.”
– “Sáu Trên, lội nước quá sâu đến nỗi ngập đầu ; có hung hiểm, nhưng không có lỗi gì.”
– Tượng “Quá thiệp chi hung, bất khả cữu dã.” – Lội nước quá sâu đến nỗi ngập đầu, đó là tượng Sáu Trên cứu đời mà mất mạng, không thể coi là có lỗi. Sáu Trên giống như đoạn cuối của cột, quá yếu không chựu được sức nặng đè lên mà ỏe xuống, đã cố hết mức rồi mà vẫn không thể chựu nổi sức nặng, mặc nhiên nhận lấy sự tổn thất về bản thân mình, để giữ cho được chủ thể, nhà lớn dựa vào đó mà không bị lún. Thời không có thể làm, họa không có thể tránh, cam lòng chựu đựng điều hung.
48. Tân Hợi – Sơn Lôi Di, hào 2
– “Lục Nhị, điên di ; phất kinh, vu khâu di, chinh hung.”
– “Sáu Hai, đã đảo điên mà xin kẻ dưới nuôi dưỡng mình, lại trái với lẽ thường, cầu sự nuôi dưỡng ở người tôn quý trên gò cao, tiến lên tất có hung hiểm.”
– Tượng “Lục Nhị chinh hung, hành thất loại dã.” – Sáu Hai tiến lên tất có hung hiểm, đó là tượng đi thì không gặp loài của mình. Âm Dương gặp nhau mới là đúng loại, âm dương không gặp nhau nên nói “thất loại”. Vốn ở thể trung chính, nhân vì không ứng với Sáu Năm, cho nên “điên” mà xin ăn với kẻ dưới trái lẽ thường, “phất” cầu nuôi ở trên thì đi mà gặp hung, là tượng mất lớn đạo nuôi dưỡng, cuối cùng sẽ đến hung.
49. Nhâm Tý – Hỏa Địa Tấn, hào 1 (49 ~ 1)
– “Sơ Lục, tấn như tồi như, trinh cát ; võng phu, dụ vô cữu.”
– “Sáu Đầu, sự tiến thịnh khởi đầu đã bị ghìm lui chắn lại, giữ chính thì được tốt lành ; hãy tạm ung dung đợi thời thì không gặp cữu hại”.
– Tượng “Tấn như tồi như, độc hành chính dã” – Khởi đầu đã bị ghìm lui chắn lại, nói lên Sáu Đầu nên riêng tự đi theo chính đạo ; “Dụ vô cữu, vị thụ mệnh” – Tạm đợi thời thì không cữu hại, nói lên Sáu Đầu trước mắt còn chưa được chựu mệnh. Sáu Đầu nhu tiến là bậc quân tử, tiến lui theo lễ nghi. Người thường không được (lòng) tin, thì có người vội tiến để cầu việc làm, có người vội lui thì oán hận người trên không biết tới mình.
50. Quý Sửu – Thủy Thiên Nhu, hào 4 (50 ~ 2)
– “Lục Tứ, nhu vu huyết, xuất tự huyêt.”
– “Sáu Bốn, chờ đợi trong vũng máu, mà thoát khỏi được từ nơi hang sâu”.
– Tượng “Nhu vu huyết, thuận dĩ chính dã” – Chờ đợi trong vũng máu, ý nói Sáu Bốn bình tĩnh để chờ, nghe ngóng thời thế. Sáu Bốn ở ngôi dưới Khảm hãm, vào nơi hiểm mà bị hại, mềm mà được chính, đành chờ đợi mà lui về nghe ngóng, cho nên thoát khỏi nơi hãm hiểm.
51. Giáp Dần – Hỏa Địa Tấn, hào 1 (39 ~ 51)
– “Lục Nhị, tấn như sầu như, trinh cát ; thụ tư giới phúc, vu kỳ vương mẫu.”
– “Sáu Hai, tiến lên mà rầu rĩ, giữ vững chính bền thì được tốt lành ; sẽ được nhờ phúc lớn của bà nội trôn quý.”
– Tượng “Thụ tư giới phúc, dĩ trung chính dã.” – Sẽ được nhờ phúc lớn, là tượng Sáu Hai ở ngôi giữa giữ chính. “Vương mẫu” ví với “bậc chí tôn của loài âm”, chỉ Sáu Năm ; quẻ Khôn dưới là tượng mẹ, “phục càn” là vương. “Phục Càn” là chỉ quẻ Ly trên, vì hào 5 quẻ Ly trên, vốn là hào dương giữa quẻ Càn, mà biến thành hào âm, ở giữa quẻ ngoài Ly của quẻ Tấn.
52. Ất Mão – Thủy Thiên Nhu, hào 3 (40 ~ 52)
– “Cửu Tam, nhu vu nê, trí khấu chí.”
– “Chín Ba, chờ đợi ở nơi bãi bùn, dắt giặc đến.”
– Tượng “Nhu vu nê, tai tại ngoại ; tự ngã trí khấu, kính thận bất bại dã.” – Chờ đợi ở nơi bãi bùn, là tượng tai họa với Chín Ba còn ở ngoài ; Tự mình dắt giặc đến, là tượng Chín Ba cần nghiêm cẩn, thận trọng thì mới không thất bại. Thể quẻ Nhu, “trong” Càn tính dương cứng, “ngoài” Khảm tính hiểm. Nên lời 3 hào “trong” đều đúng vào Khảm hiểm mà thủ tượng. Thời “nhu” là phải chờ đợi rồi mới tiến.
53. Bính Thìn – Phong Trạch Trung phu, hào 1
– “Sơ Cửu, ngu cát, hữu tha bất yến.”
– “Chín Đầu, yên giữ (lòng thành tín) thì được tốt lành, có lòng cầu mong khác thì không yên.”
– Tượng “Sơ Cửu ngu cát, chí vị biến dã.” – Chín Đầu yên giữ, là tượng tâm chí “không muốn cầu kẻ khác” chưa từng thay đổi. Chín Đầu ở ngôi “vật dụng” (chớ dùng), có thể cẩn thận giữ lòng thành tín mà không cầu ở nơi khác.
54. Đinh Tị – Lôi Sơn Tiểu quá, hào 1
– “Sơ Lục, phi điểu dĩ hung.”
– “Sáu Đầu, chim bay nghịch thế hướng lên trên sẽ có hung hiểm.”
– Tượng “Phi điểu dĩ hung, bất khả như hà dã.” – Bay nghịch thế hướng lên trên, đây là tượng Sáu Đầu tự chuốc lấy hung cữu, khó bề giải cứu. Phía trước là Sáu Hai ngăn trở, ngôi vị không trung chính, lại không yên với đạo dưới mà muốn vượt để ứng trên.
55. Mậu Ngọ – Địa Hỏa Minh di, hào 3
– “Cửu Tam, minh di vu Nam thú, đắc kỳ đại thủ ; bất khả tật, trinh.”
– “Chín Ba, đi tuần thú ở phương Nam, tiến hành chinh phạt ở thời ánh sáng bị tổn thương, diệt trừ kẻ đầu sỏ hung ác ; lúc này không thể hành động gấp, nên giữ vững chính bền.”
– Tượng “Nam thú chi chí, nãi đại đắc dã.” – Chí hướng đi tuần thú phương Nam tiến hành chinh phạt, là tượng Chín Ba tất sẽ có thu hoạch lớn. Chu Hy nói “Thành Thang nổi lên ở ngục Hạ Đài, Văn Vương dấy lên ở ngục Dũ Lý, chính hợp với nghĩa của hào này. Mà việc nhỏ cũng như thế.”. Ý nghĩa tượng trưng của Dịch, từ đó mà suy ra đều có sự trưng nghiệm vậy.
56. Kỷ Mùi – Thiên Thủy Tụng, hào 5
– “Cửu Ngũ, tụng, nguyên cát.”
– “Chín Năm, xử kiện hay đi kiện đều hết sức tốt lành.”
– Tượng “Tụng nguyên cát, dĩ trung chính dã.” Đây là tượng ở ngôi giữa giữ chính. Chín Năm là tượng “đại nhân quân chủ”, hợp với lời quẻ “lợi hiện đại nhân”, dẹp được mọi sự kiện cáo của chư hầu và muôn dân, khiến cho mọi người biết nhường nhau, mà yên được mọi tranh tụng.
57. Canh Thân – Trạch Phong Đại quá, hào 5
– “Cửu Ngũ, khô dương sinh hoa, lão phụ đắc kỳ sĩ phu ; vô cữu vô dự.”
– “Chín Năm, cây dương khô ra hoa mới, bà già lọm khọm lấy được người chồng khỏe mạnh, không bị cữu hại, cũng không được khen.”
– Tượng “Khô dương sinh hoa, hà khả cửu dã ; Lão phụ sĩ phu, diệc khả xú dã.” – Cây dương khô ra hoa mới, như vậy thì sức sống làm sao lâu dài được. Bà già lấy chồng, tình trạng như vậy thật đáng xấu hổ. Chín Năm lấy sự cực cứng giúp cực mềm, tuy không thể thành công tốt đẹp, đó là sự cố gắng hết mức. Kết cục “không lỗi không khen” là điều tất nhiên phải đến, không phải là sức người có thể đổi thay.
58. Tân Dậu – Sơn Lôi Di, hào 3
– “Lục Tam, phất di ; trinh hung, thập niên vật dụng, vô du lợi.”
– “Sáu Ba, trái với lẽ thường “nuôi dưỡng” ; giữ vững chính bền để phòng hung hiểm, mười năm dài lâu không được thi thố tài dụng, nếu thi thố tất sẽ không được lợi gì.”
– Tượng “Thập niên vật dụng, đạo đại bội dã.” – Mười năm không được thi thố tài dụng, là tượng Sáu Ba nghịch lớn với đạo “nuôi dưỡng”. Sáu Ba hành vi cầu nuôi rất bất chính, quá nhiều lòng dục, nên hành động mù quáng. Âm ở ngôi dương là không đúng thời, không giữa, mất chính, cậy có ứng mà cầu xin nịnh bợ Trên, xin mãi không thôi, mất nghĩa “dưỡng chính”.
59. Nhâm Tuất – Hỏa Địa Tấn, hào 6 (11 ~ 59)
– “Thượng Cửu, tấn kỳ giác, duy dụng phạt ấp, lệ cát, vô cữu ; trinh lận.”
– “Chín Trên, tiến thịnh đến cùng cực, giống như sừng thú ở chỗ cao, nên chinh phạt ấp quốc để lập công, tuy có nguy hiểm, nhưng được tốt lành, mà không đến nỗi bị cữu hại ; phải giữ vững chính bền, phòng thẹn tiếc”.
– Tượng “Duy dụng phạt ấp, đạo vị quang dã” – Nên chinh phạt ấp quốc để lập công ; nói lên “tiến thịnh” của Chín Trên chưa từng sáng lớn.
“Tấn” cực tắc phản, cũng giống như “minh xuất địa thượng” (ánh sáng hiện trên mặt đất), thịnh cực thì suy. Chín Trên tiến thịnh tới “giác”, dựa vào sự “phạt ấp” để tránh cữu hại, có thể lấy đức của sự sáng sủa đương lâm vào cuộc suy vi, “ánh sáng sẽ tắt đi”. Cứng quá mức, khó tránh tới “lận”, mất nhu thuận làm cho đường “tấn” có trở ngại.
60. Quý Hợi – Thủy Thiên Nhu, hào 5 (12 ~ 60)
– “Cửu Ngũ, nhu vu tửu thực, trinh cát.”
– “Chín Năm, chờ đợi ở nơi riệu ngon, nhắm tốt, giữ vững chính bền thì được tốt lành”.
– Tượng “Tửu thực trinh cát, dĩ trung chính dã” – Chờ đợi nơi riệu ngon, nói lên Chín Năm ở ngôi giữ được chính. Nghĩa chữ “nhu” so với việc vương đạo lấy sự lâu dài hoàn thành việc hóa dục, thì không bằng, nhưng nó cũng không vội gì với những thành công nông cạn, thiển cận. Chín Năm cứng khỏe trung chính, làm chủ quẻ, ở ngôi cao có thể hết mình với đạo “nhu”, đạo “chờ đợi” hết sức hoàn mỹ.
(Dẫn theo trang khaotapdich.blogspot.com)