Cự môn ở các cung vị
Thế cục Cự Môn tại Tí – Ngọ:
Như chúng ta biết Cự Môn tại Tí Ngọ được cho là Thạch Trung Ẩn Ngọc như Lục Bân Triệu đã nói đó là một cách quý nhưng cần phải có thời gian khai phá, gạn bỏ tạp chất… mới có thể thành danh, hoặc tài năng mới tiết phát, chúng ta cũng có thể hiểu rằng với cách này phải thành công chậm muộn, nhưung thực tế sự giải thích trên vẫn chưa đầy đủ để chúng ta hiểu hết, tại sao lại như vậy, vậy thì thực chất là thế nào:
Nhìn vào thế cục Cự Môn cư Ngọ, Thái Dương, Thiên Cơ vây chiếu thì ta thấy rằng tử viđóng tại Sửu có Phá Quân đồng cung, Phủ Tướng Vũ bị chia cắt không hỗ trợ được đế tinh, ở cảnh này đế tinh bị SPLT vây hãm lấn át, cảnh chính ta tranh thắng mà ở đây Tà đang thắng thế và ngồi vị trí quân vương, cùng chia sẻ quyền lực với đế tinh, nhưng thực chất về quyền lực thì lúc này đế tinh chỉ còn hư danh, bởi Phủ – Tướng (bình hòa, nhàn) tại vị trí Mão Mùi như cảnh trung thần, tướng tài bị đầy ra biên ải , không sử dụng được năng lực và hỗ trợ được chủ nhân của mình,
Thái Dương, Thái Âm hãm địa cảnh tượng loạn ly tà đang thắng thế, Đế Tinh lúc này trên không hợp ý trời, dưới không hợp lòng người do đó Đế tinh mất quyền kiểm soát, không còn thực quyền để ban phát hiệu lệnh nữa.
Thiên Cơ luôn nhị hợp với Phá Quân mọi lúc mọi nơi nên về tính lý ta nhận thấy người Thiên Cơ có tính Phá Quân, ngược lại người Phá Quân luôn chịu ảnh hưởng tác động của tính lý Thiên Cơ, ở hoàn cảnh này Thiên Cơ miếu tại Tí nhị hợp Phá Quân nên Phá Quân được hỗ trợ rất nhiều từ Thiên Cơ, do đó ở vị trí này Phá Quân đoạt ngôi vương, vừa có thực quyền lại vừa có quân sư nhiều mưu cơ Thiên Cơ trợ giúp nên đắc thời vừa nắm thực quyền vừa nhiều cơ mưu hơn người. Khi thế cục Tử Phá tại sửu thì Thái Dương hãm tại Tuất, Thái âm hãm tại Thìn chính là cảnh trời đất rối ren, chính tà tranh thắng, tà đang thắng thế, thời của loạn thế, đó là cách cục của thời loạn, binh đao khói lửa. Nhưng dù đứng ở vị trí Phá Quân thì ta cũng thấy Liêm Tham hãm đồng cung tại Tỵ, Vũ Sát hãm đồng cung tại Dậu, chỉ rõ hoàn cảnh khó khăn trắc trở, dù có đạt vị trí ngôi vương thì cũng phải trải qua trăm cay ngàn đắng, sinh tử mới có được vị trí đó, chứ không hề dễ dàng mà có được.
– Cự Môn vượng tại ngọ, Thiên Cơ miếu tại Tí, Thái Dương hãm tại Tuất
– Đồng Lương tại Thân, Thái âm hãm tại Thìn, Thiên Cơ miếu tại tí
– tử vi miếu tại Sửu, Vũ Khúc vượng tại dậu, đi cùng Thất sát hãm địa, Thiên tướng vào nhàn cung ở Mùi, Thiên Phủ bình hòa tại Mão (nhìn vào thế cục này ta có thể hiểu tại sao Thiên Tướng – Thiên Phủ lại Bình Nhàn ở Mão Mùi vậy).
– Phá Quân vượng tại sửu, Liêm Tham hãm tại Tỵ, Vũ Sát hãm tại Dậu
Vậy qua đây ta có thể nhìn thấy rõ ràng, thế cục này tạo sao Cự Môn lại tốt, bởi trong thế cục này Cự Môn vượng – có Thiên Cơ miếu xung chiếu, Cự môn đóng tại Ngọ tượng cửa ngõ nơi tối cao (Ngọ Môn), thu hút thái dương ở cung Tuất chiếu về tuy Thái Dương hãm nhưng Cự Môn ở vị trí cung Ngọ (lúc mặt trời lên cao nhất) vì thế dù trời có vào cảnh âm thịnh, dương suy thì vị trí này Ngọ Môn vẫn còn ánh sáng dương quang le lói của Thái Dương tại tuất chiếu về. Nhưng bởi vào thời thế và hoàn cảnh chính tà phân tranh, loạn ly, binh đao khói lửa, nên có thể nói rằng Cự Môn tuy ở vị trí ngôi cao, nơi đất vượng địa, tài năng xuất chúng nhưng lại sinh bất phùng thời nên tài năng không được sử dụng, sự chậm muộn là lẽ thường, phải chăng đó chính là biểu hiện cho chính câu phú mà ta đã quá quen thuộc ” Thạch Trung Ẩn Ngọc” nên có lẽ Cự Môn ở đây cần gặp Triệt hoặc Kình mới là hay.
Và để thành công trong hoàn cảnh này thì bắt buộc Cự Môn cần có các trung tinh phò tá hỗ trợ như Hóa Quyền, Hóa Lộc, Hóa Khoa, Khôi Việt, Văn Xương, Văn Khúc, Tả Hữu, Tướng Ấn, Lộc Tồn như những phân tích của ông Lục Bân Triệu ở bài trên…. còn nếu không thì chủ sự bất đắc chí, không gặp thời lại bất tài vô dụng, chỉ có vài tài lẻ huýt sao kiếm tiền mà thôi.
Cự Môn là nơi phát đi tiếng nói của Vua, là người thay thế vua để đàm phán với các Tướng Lĩnh, nên bản chất Cự Môn chính là một quyền tinh, nhìn vào thế cục chúng ta nhận ra ngay điều đó, Cự Môn luôn giáp Tham Lang Thiên Tướng, Luôn nhị hợp với 3 vị tướng Thiên Tướng, Thất Sát và Tham Lang, nên trong con người Cự Môn sinh ra đã có bản chất của Thiên Tướng, Của Thất Sát hay của Tham Lang rồi.
Cự Môn Cư Tí có hơn Cự Môn ở Ngọ hay không? , chúng ta nhìn vào thế cục lúc này Tử Phá ở Mùi, Vũ sát tại Mão, Liêm Tham tại Hợi, Thiên Phủ hãm tại Dậu, Thiên Tướng đắc ở Sửu, Thái Dương vượng ở Thìn, Thái Âm vượng tại Tuất, Bộ CNĐL tại Dần – Ngọ Tuất miếu vượng. Nên ở thế này chỉ cần nhìn vào ta đã nhận ra rằng Cự Môn ở tí chắc chắn tốt hơn ở Ngọ, bởi thời thế thay đổi, Đế tinh vẫn có lực , trời vẫn không phụ lòng người, dù có loạn lạc, binh lửa thì chính vẫn thắng tà, chính vẫn ở ngôi vương, ban phát hiệu lệnh, hiệu triệu thiên hạ, đế tinh dù xa rời quần thần nhưng trên vẫn hợp với trời, dưới hợp với người nên vẫn ở vị trí ngôi tôn quý nắm thực quyền trong tay. Tài năng Cự Môn ở thế cục này sẽ đươc sử dụng, trọng dụng sớm hơn, có đất để phô diễn tài năng của mình, không cần phải im lìm che giấu để tránh họa sát thân, hoặc bị đưa ra vùng hỏa tuyến binh đao….
Nhưng dù ở thế Ngọ Hay Tí thì nếu để ngạo khí tiết phát quá lớn sẽ tự gây họa cho bản thân, nên dù đắc thời đắc thế, thì phải biết không nên ở vị trí đứng đầu, tại sao lại như vậy bởi, như đã nói ở trên, Cự Môn luôn ở cạnh các tướng, nên khác gì cưỡi lên lưng hổ chỉ cần một sơ sẩy nhỏ cũng mang họa sát thân như chơi, nhất ở vị trí tị hợi luôn nhị hợp với ông Tướng nắm đại quyền sinh sát nơi biên ải Thất Sát, tại vị trí Hợi Cự Môn được Thái Dương vượng đia xung chiếu, nên luôn muốn thể hiện tài năng hơn người, thì họa sát thân càng đến nhanh nếu như không biết kiềm chế ngạo khí của bản thân…. Qua đây chúng ta có thể hiểu rõ hơn tại sao Cự Môn được qọi là Quyền Tinh, mà các sách hay nói đến nhưng không giải thích rõ ràng, tường tận, hoặc người biết thì dấu diếm không nói ra, dù nó rất đơn giản đến giản đơn.
Cổ thư viết “Cự Môn Tý Ngọ Lộc Khoa Quyền, Thạch trung ẩn ngọc phúc hưng long”, Cự Môn ở Tý Ngọ đã đành, nhưng điểu kiện đủ để được hưởng cái chữ “phúc hưng long” (phúc lớn lao) thì phải có Lộc-Khoa-Quyền. Tức là phải có Cát Hóa. Vậy thì cái quan điểm “cần tuần triệt” “cần hung tinh” là quan điểm suy diễn, bởi khi gặp Tuần Triệt sẽ bị phá cách. Thực ra cổ nhân nói “thạch trung ẩn ngọc” tức là hình ảnh ẩn dụ vậy thôi, chứ chẳng có cục đá, viên ngọc nào ở đây cả. Ý cổ nhân chỉ muốn nói rằng, cách này là các “nghi ẩn bất nghi hiển”, nên ẩn đi mà không nên hiện ra. Nguyên do là vì tại Tý Ngọ, vốn là đất vượng của Cự. Nhưng bản chất thì Cự là Hung tinh, tính thì là Thị Phi Khẩu Thiệt, cái tính này là điểm cực bất lợi trong cuộc sống, đặc biệt là trong quan trường. Vậy khi Cự vượng địa sẽ được đắc dụng, tức là tính thị phi khẩu thiệt kia sẽ phải ẩn đi, phải mất đi. Giống như viên ngọc nằm sâu trong đá vậy.
Riêng phân tích về cách này, cũng cần nói rõ thêm về các điều kiện phối hợp của nó :
Gặp Quyền (hoặc) Lộc là Thượng cách
Gặp Lộc tồn là Thứ cách.
Không có Lộc tồn, chẳng có Hóa cát là tầm thường.
Đặc biệt, trái với quan điểm cho rằng “cần hung tinh để phá đá lấy ngọc ra”, thì cách này rất sợ Kình Dương tại Ngọ. Gặp Kình dương tại Ngọ là sợ nhất vì riêng Kình đã làm nên cách “mã đầu đới kiếm” chủ về hung. Cổ thư viết về trường hợp này có nói “Đãn kiến Kình Dương vi phá cách, Chủ nhân khốn trệ họa lai ương” – Tức là : Nếu gặp Kình dương thì là phá cách, chủ người khốn đốn, gặp nhiều tai ương.
Vương Đình Chi khi bình về cách này còn cho rằng, nếu Lưu niên Mệnh cung mà gặp cách này, lại có Lưu Kình bay đến thì không thể cát tường được.
Và cổ nhân có lời khuyên cho cách Thạch trung ẩn ngọc này rằng : “bất tẩu tối cao phong vi nghi, tắc nhất sinh vị cao lộc hậu, nhược thủ đính điểm, tắc hữu lương hậu quả, hoặc tao chúng nhân sở chỉ trách, chí thân bại danh liệt” – Nghĩa là “chẳng nên đi đến đỉnh cao thì một đời được chức cao lộc hậu, nếu mà lên đến đỉnh cao ắt sẽ gặp rắc rối, dễ bị người ta chỉ trích, thậm chí là thân bại danh liệt”.
Đến đây thì cảng thấm thía cái câu “nghi ẩn bất nghi hiển”, cứ yên tâm ngồi đó “ngậm miệng ăn chè” mà hưởng vinh hoa phú quý, chớ có nổi hứng mà tranh đoạt với đời thì sẽ lãnh hậu quả. Đấy mới đích thực là “ngọc ẩn trong đá”.
Thế cục Cự Môn – Thìn Tuất
Cự Môn ở vị trí tại Thìn:
– Cự Môn hãm địa tại Thìn, Thái Dương hãm địa tại Tý chiếu về.
– Tử Tham ở Mão, Liêm Sát mùi, Vũ Phá tại Hợi
– Thiên Tướng tại Tỵ, Thiên Phủ tại Sửu
– Cơ Âm tại Dần, Thiên Lương Ngọ, Thiên Đồng Tuất
Theo Lục Bân Triệu thì Cự Môn ở cung Thìn, nếu hóa Quyền hoặc hóa Lộc thì chủ về phú cách, gặp thêm Lộc Tồn thì chủ về đại phú. Nếu Cự Môn và văn xương cùng đến cung Thìn, mà Cự Môn hóa Lộc, Văn Xương hóa Kỵ là cách rất đặc biệt, chủ về đại phú đại quý. Bởi sao Thiên Đồng ở cung Tuất có thể hóa giải cái xấu của Hóa Kỵ thành hữu dụng.
Ở đây chúng ta thấy: Tuổi Quý Cự Môn – Hóa Quyền
Tuổi Tân Cự Môn – Hóa Lộc
Tuổi Đinh Cự Môn – Hóa Kị
Trước khi xét Cự Môn tại Thìn có tốt đẹp hay không, thì chúng ta phân tích thế cục này thế nào, thiên thời địa lợi ra sao, ta thấy rằng khi Cự Môn cư Thìn thì Tử Tham đồng độ ở Mão, Vũ Phá đồng độ ở Hợi, Liêm Sát tại Mùi. Thiên Tướng là vị nội tướng giữ thành thì lại bị điều ra ngoài thành (Cự Môn Thìn, Thiên Tướng Tị), đối đầu với Vũ Phá tại Hợi, Thiên Phủ tại Sửu bị chia cắt bởi bè lũ thái giám (Cơ Âm), Thiên Tướng ở thế cô độc, không có trợ lực để giúp đế tinh, Thiên Tướng (Tị) nhị hợp, tam hợp cung VCD. Nếu ở Thế Cục này Thiên Tướng kị nhất gặp Tuần Triệt, Hình sát thì đúng là mang họa sát thân.
Bên cạnh vua lúc này chỉ có những lời dèm pha, xúi giục của các nịnh thần (Cự Đồng Thìn Tuất, Cơ Âm Dần cung), Đế tinh lúc này bị nịnh thần chi phối, không chăm lo triều chính, bỏ mặc sơn hà xã tắc, mê đắm vào tửu sắc (Tham Lang), ở thế cục này ta thấy Thiên Đồng luôn nằm ở nô bộc hoặc tật ách, biểu hiện Đế tinh bị nô tật chi phối, không có chủ trương, tinh thần bất định.
Ở thế cục này chỉ còn Thiên Lương miếu tại Ngọ là trung thần với khí chất của Liêm Trinh, nhưng vào thời kỳ tiểu nhân nắm quyền lệnh, các trung thần không được trọng dụng, khống chế, trở thành một nhân sĩ ở ẩn, Thiên Lương ở vào hoàn cảnh không gặp thời, Thái Dương hãm cư Tý , tượng mặt trời u tối, thời kỳ không có minh quân để phò trợ, lại bị Thất Sát bên cạnh canh chừng, Đồng Âm khống chế, giống như Lã Vọng ngồi câu cá bên bờ sông Vị chờ thời cơ đến vậy.
Cơ Âm ở Dần đóng ở vị trí tam dương giao thái, ngồi ở vị trí thái dương, Thái Dương cư tý, tượng sự thay đổi ngôi, tiểu nhân lên nắm quyền vị, vậy thì Cự Môn Thìn sẽ về theo phe phái của Sát Phá Tham, Cơ Âm, người Cự Môn ở thế cục này chính tà phân tranh, nên Lục Bân Triệu đã cho rằng người Cự Môn có thể làm lãnh đạo bang hội (xã hội đen) là như vậy. Với người Tuổi Quý Cự Môn hóa quyền, Tuổi Tân Hóa Lộc, Tuổi Đinh hóa Kị với tuổi Đinh cần phải có Xương Khúc để thành công. Cự Môn Hóa Lộc thì lợi về tài vận, Cự Môn hóa Quyền thì lời nói có quyền uy, có khí phách, có thể sáng lập sự nghiệp, nếu có thêm song Lộc thì tài khí đại vượng, không quý thì phú, hoặc tối thiểu ở vị trí này cần có Lộc Tồn đồng cung. Còn nếu Thiên Đồng ở đối cung cát hóa hỗ trợ cho Cự Môn tại thìn thì kém hơn nhiều. Còn nếu như ở vị trí này không được cát hóa lại gặp Hóa Kị đồng cung thì sự nghiệp không yên định, nhiều tranh chấp, cãi vã thị phi, trong sự thành công có nhiều thất bại, gặp thêm các hung sát hao bại tinh như Kình Đà, Hỏa Linh, Không Kiếp, Song Hao, Thiên Hình thì trong công việc thường bị nhiều kiện tụng, dính dáng đến pháp luật, đấu đá tranh chấp, nghề nghiệp không ổn định, sự nghiệp bất định, tai họa tơi bời, nếu được tiền tài bất ngờ thì cũng bạo phát bạo tàn, được đó lại mất đó, hoặc bôn ba giang hồ, bị thất bại bất ngờ hay bị đả kích một cách đặc biệt.
Vậy Cự Môn tại Tuất thì sao?
– Cự Môn Tại Tuất – Vị trí thay đổi rõ rệt, lúc này Thái Dương miếu tại Ngọ, Thái Âm Vượng Tại Thân, Đế tinh dù mê đắm sắc dục nhưng vẫn ở ngôi tôn quý, nắm được xã tắc trong tay, vẫn có các trung thần hỗ trợ Đế tinh cùng với ý trời nên sự nghiệp tuy suy mà chưa vong. Cự Môn ở vị trí này được Thái Dương cư ngọ (mặt trời ở giữa trưa), khí u ám của của Cự Môn tan hết, lúc này Cự môn và Thiên Lương, Thái Dương, Thiên Phủ, Thiên Tướng (Phúc Điền)… lại là vị trí đắc lực giúp cho đế tinh giữ vững sơn hà.
Cự Môn cư Tuất nếu được cát hóa gặp Hóa Quyền, Hóa Lộc Lục Bân Triệu nói rằng là kỳ cách (một cách đặc biệt), tại sao là kỳ cách, thì chìa khóa chính là ở Thái Dương cư Ngọ. Với Cự Môn thì muốn biết tốt xấu phải nhìn Thái Dương, Hóa Lộc, Hóa Quyền, Lộc Tồn, đó là mấu chốt để giải đoán, còn lại Tả Hữu, Khôi Việt là phụ trợ, không có cũng không sao, nhưng dù ở vị trí nào thì Cự Môn cũng cần gặp Văn Xương, Văn Khúc vì Cự Môn chủ ám tinh (sao u ám) nên cần Xương Khúc vì có Xương Khúc, Cự Môn sẽ biến thành tài hoa, lời nói có sức thuyết phục, có thể chinh phục người khác, sẽ giảm thiểu sự trắc trở cũng như sự chỉ trích bất mãn của người khác. Cự Môn gặp hung sát hao bại tinh dù ở vị trí nào cũng mang đến trở lực, chiêu họa, tranh chấp, thị phi, kiện cáo cho nên cần phải không gặp hung sát tinh hoặc phải có cát hóa để giảm bớt tác họa, hoặc như Lục Bân Triệu đã nói nếu Cự môn gặp Hỏa Linh Hình Sát đi cùng Tả Hữu, Quyền tinh có thể làm lãnh đạo bang hội.
Các nghành nghề mà Cự Môn nên chọn để phù hợp với tính lý và bản chất của Cự Môn như là làm thầy thuốc, luật gia, chính trị gia, nhà quân sự, tinh tướng học (chiêm bốc, dịch…), lãnh đạo bang hội, lãnh đạo tôn giáo, dùng đầu óc hơn người và khẩu tài hùng biện mà thành công, nếu thêm các cát tinh như đã nói Hóa Lộc, Hóa Quyền, Khôi Việt, Tả Hữu, Tướng Ấn, Cáo, Thai Tọa, Hóa Khoa, Thiên Tài, Lộc Tồn, Xương Khúc… thì có thể làm yếu nhân trong giới quân sự, người nổi tiếng trong xã hội, nhân vật lớn trong giới thương nghiệp, nếu có Thái Dương được cát hóa, miếu vượng… thì danh tiếng lớn hơn tiền tài…
Cự Môn tại Mão Dậu cung
Cự Môn tại Mão Dậu cung, gọi là Cự Cơ Mão Dậu, nó không hình thành hẳn một cách cục có điểm đặc trưng riêng như một số cách cục khác, mà chỉ là tên gọi của thế đứng chính tinh. Người ta hay gọi nó là “thế Cự Cơ Mão Dậu” thay cho “Cách Cự Cơ Mão Dậu” là vì nguyên nhân trên. Cũng có người thì đặt tên cách này là Cơ Cự Đồng Lâm, những chẳng qua chỉ là mỹ từ thôi, vì nó cũng là nghĩa Cự Cơ đồng cung tại Mão dậu vậy.
Khi Cự Môn đồng cung Thiên Cơ ở đất Mão Dậu, thì nhìn nhận đầu tiên là cả hai sao đều nhập miếu. Nhưng vì nó là sự kết hợp của một Cát tinh và một Hung tinh, nên dù sao cũng có nhiều khiếm khuyết. Có rất nhiều quan điểm xung quanh thế đứng này của Cự Môn. Nhưng xem ra, tựu chung lại thì vẫn chỉ xoay quanh vấn đề phối hợp với tá tinh mà ra cả.
Nhìn trong toàn tinh bàn, đây là Cự Cơ gặp nhau khi tử vi di chuyển đến Thìn-Tuất, tại vị trí này Tử sẽ gặp Tướng. Do vậy bài bố toàn tinh bàn sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề của thế đứng này. Nếu trong trường hợp này mà Mệnh cư vào Mão Dậu hai cung thì ta sẽ thấy : Cung Tài là Thiên Đồng đắc, cung Quan Vô chính diệu, cung Di Vô chính diệu mà Nhật Nguyệt thì đồng cung tại Sửu Mùi sẽ nhập Cung Phu Thê, Phúc cung sẽ là Thiên Lương hãm tại Tỵ-Hợi. Chưa cần bàn đến Cự Cơ, chỉ nhìn thế đứng của tử vi tinh bàn này cũng cho thấy chủ nhân không thể là người an nhàn. Cho dù có đạt phú quý công danh cũng không thể nhàn hạ được. Cho nên, mẫu người Cự Cơ là người vất vả, bận rộn, lo toan, bon chen và sắc sảo. Cả cuộc đời lúc nào cũng mải mê, bề bộn. Muốn có một chút an nhàn cũng khó, thân – tâm đều không thể an tịnh.
Xem ra, nếu xét Tam Phương Tứ chính thì thế đứng này không hẳn là toàn vẹn, bởi lẽ chỉ có Bản cung là sáng sủa, mà Tài cung thì có Thiên Đồng vốn dĩ được cho là “bạch thủ thành gia” – tay trắng mà dựng lên cơ nghiệp. Cung Di, Cung Quan đều Vô Chính Diệu, nguyên thần chính khí suy kém, cho nên nếu muốn nên công quả trong quan trường, buộc phải mượn đến phụ tinh, tá diệu mới hy vọng, mà kể cả ngay khi có đầy đủ bọn tá diệu, cát hóa cũng phải lao đao lận đận mới thành. Cũng chính vì điểm này mà quan điểm về Cự Cơ Mão Dậu có nhiều ý kiến trái ngược nhau. Ngay cả trong Phú đoán cũng có 2 chiều hướng Cát-Hung rõ rệt.
Cổ nhân bình về thế đứng này có viết : “kiến phụ tá cát diệu giả, mão cung khả quý hiển, phú diệc nại cửu, nhi dậu cung tắc hữu quý nhi bất hiển, phú nhi bất cửu đích khuyết hãm.” – Gặp phụ tá là cát diệu, nếu ở Mão cung thì có thể quý hiển, nhưng dù cho có Phú cũng không bền, mà tại Dậu cung thì có thể sẽ được quý nhưng cũng không nổi danh được. Phú mà không bền, Quý mà không hiển, đó chính là cái sự khuyết hãm của Cự Cơ Mão Dậu vậy.
Phú có nói “ Cự Cơ cư mão, Ất Tân Kỷ Bính nhân vị chí công khanh” – Tức là Cự Cơ ở Mão, người tuổi Ất-Tân-Kỷ-Bính thì có thể làm đến công khanh. Nhưng lại nói thêm “Cự Cơ Dậu thượng hóa cát giả, túng ngộ tài quan dã bất vinh” – Tức là Cự Cơ đóng ở cung Dậu mà gặp Hóa cát (Lộc Quyền Khoa), dẫu có tiền bạc, công danh nhưng cũng không được vinh hiển.
Sở dĩ như vậy, chính vì bản chất của Cự Môn là Ám tinh thuộc Hung tinh. Cho dù thế nào cũng không tránh khỏi cái sự thăng trầm lao đao, khá lên nghèo xuống nhiều lần. Như phần trước đã nói, kiểu gì cũng phải “kinh lịch gian tân”, nghĩa là phải trải quan nhiều gian khổ. Phú thì cũng có mà chẳng bền, tiền tài đến rồi lại đi, từ trong gian khó vươn lên, nhưng rồi cũng khó lòng bảo toàn. Mà quý thì cũng không vênh váo được với đời, có chăng chỉ là nhất thời đắc vận được một chút, mà về sau thì im hơi lặng tiếng. Hơn nữa, trong câu chuyện Phú-Quý này, cũng như phần trước đã nói : Nếu biết dừng đúng lúc thì bảo toàn được thân danh, bằng mà cứ leo lên chót đỉnh thì thân bại danh liệt. Đó cũng là một đặc điểm quan trọng của Cự Môn.
Xưa cổ nhân thì vẫn coi trọng Cự Cơ ở Mão hơn là Cự Cơ ở Dậu, bởi lẽ, ở Mão thì Ngũ hành bản cung thuộc Mộc, mà Cự thuộc Thủy, Cơ thuộc Mộc đều là sinh vượng bình hòa cho nhau. Còn Dậu cung thuộc Kim, so với ngũ hành bản thể của Cự Cơ đều là bị khắc chế hoặc sinh xuất.
Vì thế mà trong Trung Châu phái mới phân tích rạch ròi ra rằng : “Cự Môn, Thiên Cơ tại Mão cung, hữu Hóa lộc hoặc Hóa quyền hoặc Lộc tồn đồng độ giả, tịnh hữu Tả phụ, Hữu bật, Thiên khôi, Thiên việt hội chiếu giả, chủ cực quý. Cự môn, Thiên Cơ tại Dậu cung, tuy hữu Hóa lộc, Hóa quyền hoặc Lộc tồn cát đắc đồng độ, tắc chủ quý nhi bất hiển, phú nhi bất cửu. Dĩ thượng các cung vị, quân dĩ tam phương tứ chính bất ngộ kình dương, đà la, hỏa tinh, linh tinh vi hợp cách” – Tức là Cự Môn, Thiên Cơ tại Mão cung có Hóa Lộc, Hóa Quyền, hoặc Lộc Tồn hội hợp, lại thêm Tả Hữu Khôi Việt thì cực quý. Còn Cự Môn Thiên Cơ tại Dậu cung, tuy cũng có Lộc, Quyền, Lộc Tồn hội hợp, thì vẫn quý mà không hiển, phú mà không bền. Trên tất cả các cung vị, cũng như tam phương tứ chính đều phải tránh xa Kình Đà Hỏa Linh thì mới hợp cách cục.
Riêng đối với Nữ mệnh, khi rơi vào Cơ Cự đồng lâm, cổ nhân không cho là tốt, phê rằng : “Cự Môn Thiên Cơ vi phá đãng”. – Cự môn Thiên Cơ đồng cung nhập nữ mệnh thường là người vẫn được phú quý, nhưng gia đạo khó toàn.
Đẩu số Toàn thư còn chú thêm : “Dần Mão Thân cung an mệnh Cự Cơ phùng chi, tuy vi vượng địa, nhiên chung phúc bất toàn mĩ, hoặc phú quý bất miễn tư tình, như cư hãm địa hạ tiện.” – Tức là : Dần-Mão-Thân cung mà an mệnh gặp Cự-Cơ, thì tuy là đất vượng địa đấy, nhưng cuối cùng cũng không được toàn mỹ, hoặc phú quý thì không tránh khỏi tư tình, còn nếu như mà cư hãm địa thì hạ tiện”.
Cũng chính vì thế mà Cổ nhân phê Nữ mệnh Cự cơ là “Cự Cơ Mão Dậu bất nghi gia” – tức là Cự Cơ ở Mão Dậu không thành gia đình được. Có lẽ, chỉ là ở cái bản tính Thị phi chiêu oán. Nên khó lòng bảo toàn gia đạo. Cũng do quan niệm trước đây về gia đình là phải “Phu xướng phụ tùy” – chồng là chủ khởi xướng thì vợ phải theo. Nếu gặp người nào mà có nhiều ý kiến phản đối, thì chắc chắn khó bảo toàn gia đình. Đến ngay như xã hội hiện đại cũng vậy thôi, nếu phụ nữ mà không khéo, cứ chao chát thì cũng dễ tan vỡ lắm.
Vai trò của Thiên Cơ trong cái thế Cự Cơ này thể hiện gần như mờ nhạt, bởi lẽ nó không có đồng minh, tam phương Tứ chính chỉ có một mình. Chính vì thế nên rất cần các phụ tinh, tá diệu cát như Khoa Quyền Lộc Quy, Xương Khúc Tả Hữu.
Cự Môn tại Mão Dậu cung, gọi là Cự Cơ Mão Dậu, nó không hình thành hẳn một cách cục có điểm đặc trưng riêng như một số cách cục khác, mà chỉ là tên gọi của thế đứng chính tinh. Người ta hay gọi nó là “thế Cự Cơ Mão Dậu” thay cho “Cách Cự Cơ Mão Dậu” là vì nguyên nhân trên. Cũng có người thì đặt tên cách này là Cơ Cự Đồng Lâm, những chẳng qua chỉ là mỹ từ thôi, vì nó cũng là nghĩa Cự Cơ đồng cung tại Mão dậu vậy.
Khi Cự Môn đồng cung Thiên Cơ ở đất Mão Dậu, thì nhìn nhận đầu tiên là cả hai sao đều nhập miếu. Nhưng vì nó là sự kết hợp của một Cát tinh và một Hung tinh, nên dù sao cũng có nhiều khiếm khuyết. Có rất nhiều quan điểm xung quanh thế đứng này của Cự Môn. Nhưng xem ra, tựu chung lại thì vẫn chỉ xoay quanh vấn đề phối hợp với tá tinh mà ra cả.
Nhìn trong toàn tinh bàn, đây là Cự Cơ gặp nhau khi tử vi di chuyển đến Thìn-Tuất, tại vị trí này Tử sẽ gặp Tướng. Do vậy bài bố toàn tinh bàn sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề của thế đứng này. Nếu trong trường hợp này mà Mệnh cư vào Mão Dậu hai cung thì ta sẽ thấy : Cung Tài là Thiên Đồng đắc, cung Quan Vô chính diệu, cung Di Vô chính diệu mà Nhật Nguyệt thì đồng cung tại Sửu Mùi sẽ nhập Cung Phu Thê, Phúc cung sẽ là Thiên Lương hãm tại Tỵ-Hợi. Chưa cần bàn đến Cự Cơ, chỉ nhìn thế đứng của tử vi tinh bàn này cũng cho thấy chủ nhân không thể là người an nhàn. Cho dù có đạt phú quý công danh cũng không thể nhàn hạ được. Cho nên, mẫu người Cự Cơ là người vất vả, bận rộn, lo toan, bon chen và sắc sảo. Cả cuộc đời lúc nào cũng mải mê, bề bộn. Muốn có một chút an nhàn cũng khó, thân – tâm đều không thể an tịnh.
Xem ra, nếu xét Tam Phương Tứ chính thì thế đứng này không hẳn là toàn vẹn, bởi lẽ chỉ có Bản cung là sáng sủa, mà Tài cung thì có Thiên Đồng vốn dĩ được cho là “bạch thủ thành gia” – tay trắng mà dựng lên cơ nghiệp. Cung Di, Cung Quan đều Vô Chính Diệu, nguyên thần chính khí suy kém, cho nên nếu muốn nên công quả trong quan trường, buộc phải mượn đến phụ tinh, tá diệu mới hy vọng, mà kể cả ngay khi có đầy đủ bọn tá diệu, cát hóa cũng phải lao đao lận đận mới thành. Cũng chính vì điểm này mà quan điểm về Cự Cơ Mão Dậu có nhiều ý kiến trái ngược nhau. Ngay cả trong Phú đoán cũng có 2 chiều hướng Cát-Hung rõ rệt.
Cổ nhân bình về thế đứng này có viết : “kiến phụ tá cát diệu giả, mão cung khả quý hiển, phú diệc nại cửu, nhi dậu cung tắc hữu quý nhi bất hiển, phú nhi bất cửu đích khuyết hãm.” – Gặp phụ tá là cát diệu, nếu ở Mão cung thì có thể quý hiển, nhưng dù cho có Phú cũng không bền, mà tại Dậu cung thì có thể sẽ được quý nhưng cũng không nổi danh được. Phú mà không bền, Quý mà không hiển, đó chính là cái sự khuyết hãm của Cự Cơ Mão Dậu vậy.
Phú có nói “Cự Cơ cư mão, Ất Tân Kỷ Bính nhân vị chí công khanh” – Tức là Cự Cơ ở Mão, người tuổi Ất-Tân-Kỷ-Bính thì có thể làm đến công khanh. Nhưng lại nói thêm “Cự Cơ Dậu thượng hóa cát giả, túng ngộ tài quan dã bất vinh” – Tức là Cự Cơ đóng ở cung Dậu mà gặp Hóa cát (Lộc Quyền Khoa), dẫu có tiền bạc, công danh nhưng cũng không được vinh hiển.
Sở dĩ như vậy, chính vì bản chất của Cự Môn là Ám tinh thuộc Hung tinh. Cho dù thế nào cũng không tránh khỏi cái sự thăng trầm lao đao, khá lên nghèo xuống nhiều lần. Như phần trước đã nói, kiểu gì cũng phải “kinh lịch gian tân”, nghĩa là phải trải quan nhiều gian khổ. Phú thì cũng có mà chẳng bền, tiền tài đến rồi lại đi, từ trong gian khó vươn lên, nhưng rồi cũng khó lòng bảo toàn. Mà quý thì cũng không vênh váo được với đời, có chăng chỉ là nhất thời đắc vận được một chút, mà về sau thì im hơi lặng tiếng. Hơn nữa, trong câu chuyện Phú-Quý này, cũng như phần trước đã nói : Nếu biết dừng đúng lúc thì bảo toàn được thân danh, bằng mà cứ leo lên chót đỉnh thì thân bại danh liệt. Đó cũng là một đặc điểm quan trọng của Cự Môn.
Xưa cổ nhân thì vẫn coi trọng Cự Cơ ở Mão hơn là Cự Cơ ở Dậu, bởi lẽ, ở Mão thì Ngũ hành bản cung thuộc Mộc, mà Cự thuộc Thủy, Cơ thuộc Mộc đều là sinh vượng bình hòa cho nhau. Còn Dậu cung thuộc Kim, so với ngũ hành bản thể của Cự Cơ đều là bị khắc chế hoặc sinh xuất.
Vì thế mà trong Trung Châu phái mới phân tích rạch ròi ra rằng : “Cự Môn, Thiên Cơ tại Mão cung, hữu Hóa lộc hoặc Hóa quyền hoặc Lộc tồn đồng độ giả, tịnh hữu Tả phụ, Hữu bật, Thiên khôi, Thiên việt hội chiếu giả, chủ cực quý. Cự môn, Thiên Cơ tại Dậu cung, tuy hữu Hóa lộc, Hóa quyền hoặc Lộc tồn cát đắc đồng độ, tắc chủ quý nhi bất hiển, phú nhi bất cửu. Dĩ thượng các cung vị, quân dĩ tam phương tứ chính bất ngộ kình dương, đà la, hỏa tinh, linh tinh vi hợp cách” – Tức là Cự Môn, Thiên Cơ tại Mão cung có Hóa Lộc, Hóa Quyền, hoặc Lộc Tồn hội hợp, lại thêm Tả Hữu Khôi Việt thì cực quý. Còn Cự Môn Thiên Cơ tại Dậu cung, tuy cũng có Lộc, Quyền, Lộc Tồn hội hợp, thì vẫn quý mà không hiển, phú mà không bền. Trên tất cả các cung vị, cũng như tam phương tứ chính đều phải tránh xa Kình Đà Hỏa Linh thì mới hợp cách cục.
Riêng đối với Nữ mệnh, khi rơi vào Cơ Cự đồng lâm, cổ nhân không cho là tốt, phê rằng : “Cự Môn Thiên Cơ vi phá đãng”. – Cự môn Thiên Cơ đồng cung nhập nữ mệnh thường là người vẫn được phú quý, nhưng gia đạo khó toàn.
Đẩu số Toàn thư còn chú thêm : “Dần Mão Thân cung an mệnh Cự Cơ phùng chi, tuy vi vượng địa, nhiên chung phúc bất toàn mĩ, hoặc phú quý bất miễn tư tình, như cư hãm địa hạ tiện.” – Tức là : Dần-Mão-Thân cung mà an mệnh gặp Cự-Cơ, thì tuy là đất vượng địa đấy, nhưng cuối cùng cũng không được toàn mỹ, hoặc phú quý thì không tránh khỏi tư tình, còn nếu như mà cư hãm địa thì hạ tiện”.
Cũng chính vì thế mà Cổ nhân phê Nữ mệnh Cự cơ là “Cự Cơ Mão Dậu bất nghi gia” – tức là Cự Cơ ở Mão Dậu không thành gia đình được. Có lẽ, chỉ là ở cái bản tính Thị phi chiêu oán. Nên khó lòng bảo toàn gia đạo. Cũng do quan niệm trước đây về gia đình là phải “Phu xướng phụ tùy” – chồng là chủ khởi xướng thì vợ phải theo. Nếu gặp người nào mà có nhiều ý kiến phản đối, thì chắc chắn khó bảo toàn gia đình. Đến ngay như xã hội hiện đại cũng vậy thôi, nếu phụ nữ mà không khéo, cứ chao chát thì cũng dễ tan vỡ lắm.
Vai trò của Thiên Cơ trong cái thế Cự Cơ này thể hiện gần như mờ nhạt, bởi lẽ nó không có đồng minh, tam phương Tứ chính chỉ có một mình. Chính vì thế nên rất cần các phụ tinh, tá diệu cát như Khoa Quyền Lộc Quý, Xương Khúc Tả Hữu.
(Dẫn theo trang kilotuvi.blogspot.com/)