Mệnh chủ – Thân chủ
Từ tài liệu quyển thượng Số Tử vi kinh nghiệm của Quản Xuân Thịnh
1- Thân chủ
- Tuổi Tý – Thân chủ LINH TINH
- Tuổi Ngọ – Thân chủ HỎA TINH
- Tuổi Sửu – Mùi Thân chủ THIÊN TƯỚNG
- Tuổi Dần – Thân Thân chủ THIÊN LƯƠNG
- Tuổi Mão – Dậu Thân chủ THIÊN ĐỒNG
- Tuổi Tỵ – Hợi Thân chủ THIÊN CƠ
- Tuổi Thìn – Tuất Thân chủ VĂN XƯƠNG
2- Mệnh chủ
- Tuổi Tý Mệnh chủ THAM LANG
- Tuổi Sửu – Hợi Mệnh chủ CỰ MÔN
- Tuổi Dần – Tuất Mệnh chủ LỘC TỒN
- Tuổi Mão – Dậu Mệnh chủ VĂN KHÚC
- Tuổi Tỵ – Mùi Mệnh chủ VŨ KHÚC
- Tuổi Thìn – Thân Mệnh chủ LIÊM TRINH
- Tuổi Ngọ – Mệnh chủ PHÁ QUÂN
Ví dụ: Người tuổi Hợi, mệnh chủ CỰ MÔN và Thân chủ THIÊN CƠ. Tìm sao CỰ MÔN và THIÊN CƠ đóng đâu, biên chữ Mệnh chủ và Thân chủ vào (ngày nay, các nhà Tử vi thường ghi vào giữa cung trung tâm của lá số đê dễ theo dõi). Hai sao này can hệ ảnh hưởng rất lớn đối với cuộc đời mình
Và ở 1 bài viết khác trên mạng, ngoài phần chỉ cách an, họ có nói ý nghĩa trong việc luận giải.
- Mệnh / Thân chủ tinh nhập Mệnh / Thân cung: Là cách Long quy đại hải bên trên.
- Nhập BÀO CUNG: Thường là được Anh em trợ lực, nếu Cát (có Cát tinh / Cách cục tốt) = Anh em hòa thuận, giúp nhau. Hung = Bất hòa, thiếu trợ giúp.
- Nhập NÔ: Nô bộc thường là Cung thấp kém, dù có Cát tinh, mỹ Cách cũng lao tâm phí lực
- Nhập DI: Di chuyển, biến động thường xuyên. Cát = Tăng lợi, Hung = giảm lợi.
- Nhập ĐIỀN: Là Tài khố, cho nên Cát = Tăng gia sự tích tập của Tài sản, Hung = Giảm thiểu, mất mát, ưu lo về Tài sản.
- Nhập TỬ: Cát = Tăng điều Tốt, Con cháu hiếu thuận, hưng vượng, có thể nhờ vã con cháu khi lớn tuổi. Hung = Giảm Hung.
- Nhập PHỐI: Phu xướng phụ tùy, vợ chồng hòa hảo. Cát = Tăng Cát. Hung = giảm Hung.
- Nhập ÁCH: Hung = Tật bệnh. Cát = Hoàn cảnh làm việc và thể lực tốt, thiếu niên có thể phát Tài lộc.
- Nhập TÀI: Cát = có cơ hội / khả năng kiếm tiền và dễ phát Tài. Hung = giảm Hung, khó có cơ hội kiếm tiền, thu nhập không cao …
- Nhập QUAN: Cũng tựa như nhập Tài cung, dễ có cơ hội Thăng quan tiến chức, có Tài năng, có thể dựa vào sự nghiệp để phát triển. Hung = giảm Hung, công danh thấp kém, khó thành công hoặc muốn thành công phải trầy trật.
- Nhập PHÚC: Mệnh chủ nhập Phúc = về phương diện tinh thần, cuộc sống khá thoải mái, hạnh phúc. Thân chủ nhập Phúc = Hưởng phước, an nhàn, lười lao động hoặc ít dịp được lao động. Nếu Cát = Nhập Quý cách.
- Nhập PHỤ: Mệnh chủ nhập Phụ = Lúc nhỏ được Cha / Mẹ chăm sóc, ưu ái một cách đặc biệt. Thân chủ nhập Phụ: Khi lớn vẫn tiếp tục được Cha Mẹ chăm sóc, có khả năng chung sống với Cha Mẹ sau khi lập gia đình … Hoặc thường lo lắng, chăm sóc cho Cha Mẹ
Khi Thân / Mệnh chủ đồng cư một Cung thì coi như Tâm hồn (tinh thần) và thể lực của mình đều đặt trọng tâm vào Cung đó, Cung này biến thành Cung có thể nói là tối quan trọng trong việc truy cầu suốt đời mình (có truy cầu được hay không là chuyện khác, là do Cát Hung của Cung này ra sao và Thân / Mệnh chủ có ngộ Sát tinh, Không – Kiếp … Không vong … gì hay không).
Nếu cung đó là Mệnh / Thân cung thì lúc này Thân / Mệnh chủ có thể trực tiếp đứng ra quản trị lá số (Trên quyền lực của cả Chính tinh), nhưng điều này chỉ là lý thuyết, chưa được kiểm chứng rộng rãi.
Đối với Chính tinh Thì kết hợp với TC/ MC để xét đoán về Tư tưởng / Hình dáng / Tính tình..
Đối với TRUNG/ TIỂU TINH thì xét đoán theo Tổ hợp (Bộ sao / Công thức).
Ví dụ: Mệnh cư Tý có Riêu – Kỵ hợp chiếu, MC là Cự môn (Mệnh cung không có Chính tinh là Cự môn), thì thưở nhỏ có lần (hoặc 2,3 lần) bị té sông, té biển gần chết. Vì đã vô tình hình thành cách Riêu Cự Kỵ = bị Thủy nạn, nếu hội tại cung Sửu thì có thể té xuống chỗ nước có bùn, đá, hay ao hồ hoang vu (Sửu cung = vu đàm, chỗ đất bùn, lầy lội).
3- Mệnh cung thiên can
MỆNH CUNG có Địa chi và Thiên Can, xưa nay chúng ta thường sử dụng Địa chi để luận đoán mà nhiều khi quên mất Tính cách của Thiên can. Nay xin phụ bổ một ít Tính chất của Thiên Can của Mệnh cung (MC).
Như vậy, chỉ cần biết MC Thiên can của một người là ta có thể đoán sơ được vài cá tình căn bản của họ mà chưa cần phải nhìn vào lá số.
Làm thế nào để biết Mệnh cung Thiên can là gì?
Dùng Lịch của Năm sinh mà truy, ví dụ sinh năm 1980, Mệnh cung tại THÌN thì Mệnh Can (Mệnh cung Thiên Can) là CANH.
Can Chi của Mệnh cung như vậy là Canh Thìn, Canh Thìn có Nạp Âm là KIM, và Kim ở đây chính là CỤC số.
Nếu không thì dùng Ngủ Hồ độn:
- GIÁP KỶ chi niên BÍNH tác đầu. (BÍNH là Thiên can Tháng Giêng)
- ẤT CANH = MẬU (Mậu là Thiên can của Tháng Giêng, từ đó suy ra những tháng tiếp theo)
- BÍNH TÂN = CANH
- ĐINH NHÂM = NHÂM
- MẬU QUÝ = GIÁP.
Mệnh Can còn có những đặc tính sau:
MỆNH CUNG là
- GIÁP = Là người có cá tính độc lập, độc lai độc vãng, không thích ai bao che cho mình, giúp ai thì giúp nhưng cũng không muốn vướng bận.
- ẤT = Thường được phái nữ chung quanh bao che và ủng hộ, nhưng vẫn thích tính cách độc lập, cuộc sống thường dễ chịu, có thể khắc Mẹ/ Vợ.
- BÍNH = Đàn ông thường được Mẹ/ Vợ / Tình nhân / bạn bè nữ giới / nữ chủ nhân giúp đỡ.Nhưng dễ bị hiềm khích.
- ĐINH = Có tính cách độc lập, dám làm dám chịu, không sộ hậu quả cũng như hậu hối.
- MẬU = Giúp đỡ, che chở cho người thì nhiều, mà thọ lãnh sự giúp đỡ của người thì ít,hay nể/sợ đàn bà, cá tính ổn trọng thâm trầm, nhiều cao vọng.
- KỶ = Cũng thường bao che người khác, người khác thường làm hao phí tiền bạc củamình.hoặc dễ bị lường quịt tiền bạc.
- CANH = Thích tư thế độc lập, giúp người mà không mong người giúp.
- TÂN = Thích thể diện, trọng tình cảm, có tâm hồn nghệ thuật.
- NHÂM = Tính cách độc lập và tự phụ rất cao, nắm được Thiên thời nên dễ chiếm tiện nghi.
- QUÝ = Dễ bị hao tổn, thích biến động, bỡi Quý là Can duy nhất không muốn dựa vào thế lực của Thiên / Địa / Nhân mà chỉ trông mong vào sư nổ lực của chính mình, cho nên ưa thích những ngành nghề tự do, khởi phục cao độ.
*** TAM TÀI phối với MC THIÊN CAN
Các Lý Thuyết về TAM TÀI lâu nay bị bưng bít, một vài Trưởng lão thủ đắc được chiêu Tam Tài cứ lâu lâu đem ra HÙ 1 tiếng làm bọn hậu bối giựt mình, chơi như vậy là không công bằng, nên hôm nay tui xin được công bố, vì thế Quý vị không nên xem thường Chiêu này, nếu không có chỗ dùng tại sao người ta lại dấu kỹ như vậy???
- GIÁP ẤT BÍNH = Thiên.
- ĐINH MẬU KỶ = Địa
- CANH TÂN NHÂM = Nhân.
Thiên Địa Nhân
QUÝ là chỗ Vị trí không dựa vào thế lực của THIÊN / ĐỊA / NHÂN (TAM TÀI).
Ví dụ muốn biết GIÁP là gì, ta thấy theo chiều NGANG thì GIÁP = Thiên.
Từ chữ GIÁP nhìn theo chiều DỌC xuống dưới cùng ta thấy chữ Thiên.
Như vậy GIÁP = Thiên chi Thiên.
KỶ, theo chiều Ngang = Địa / theo chiều Dọc = Nhân.
Vậy:
- KỶ = Địa chi Nhân.
- THIÊN = Thiên thời
- ĐỊA = Địa lợi
- NHÂN = Nhân hòa
Cứ dựa theo ý của 3 chữ trên mà diễn đạt.
HÀNG NGANG LÀ CẤP SỐ.
HÀNG DỌC LÀ BẢN VỊ
* HÀNG DỌC = BẢN VI:
- GIÁP ĐINH CANH = THIÊN THỜI
- ẤT MẬU TÂN = ĐỊA LỢI
- BÍNH KỶ NHÂM = NHÂN HÒA
GIÁP ĐINH CANH nắm được THIÊN THỜI vì có BẢN VỊ là chữ THIÊN.
ẤT MẬU TÂN nắm được ĐỊA LỢI vì BẢN VỊ là chữ ĐỊA.
BÍNH KỶ NHÂM nắm được NHÂN HÒA vì BẢN VI là chữ NHÂN.
* HÀNG NGANG = CẤP SỐ.
Chữ THIÊN/ ĐỊA / NHÂN theo hàng NGANG có thể hiểu là THƯỢNG / TRUNG / HẠ, VÌĐỂ CHỈ CẤP SỐ.
*** ĐIỂM CHÍNH YẾU LÀ HÀNG DỌC / HÀNG NGANG CHỈ LÀ CẤP SỐ.
Như chữ ĐINH, Bản vị là THIÊN cho nên nắm được THIÊN THỜI, và có Cấp số là ĐỊA (TRUNG) Nên gọi là ĐỊA chi THIÊN = Có được Thiên thời, nhưng chỉ ở mức TRUNG ĐẲNG. Chưa phải là Cao nhất vì cao nhất là Thiên chi Thiên.
Như chữ TÂN = ĐỊA LỢI,
Nhưng Địa lợi ở CẤP ĐỘ nào thì xem HÀNG NGANG = NHÂN (HẠ ĐẲNG).
Ví dụ MC TC có NHÂM = Nhân,
Có nghĩa là người này nắm được, sở hữu được tính Nhân hòa, tức là được lòng người chung quanh (Bà con, hàng xóm.. tuy rằng ở Mức độ không cao vì chỉ cóCấp số là NHÂN (HẠ đẳng).
Nếu QUAN có chữ NHÂM = Được cấp trên đề bạt / đồng nghiệp giúp đỡ..v.v
TÀI có chữ NHÂM = Tiền bạc làm ra là nhờ yếu tố nhân sự, nhân hòa, chẳng hạn như mở Quán Phở, tài nghệ nấu nướng thì dưới trung bình,quán lại ở trong hẻm nhưng vẫn sống được vì cả xóm đa số đều ủng hộ.
Như vậy khi MC TC = NHÂM, tức đương sự nắm được yếu tồ Nhân hòa.
NHÂN chi THIÊN = Nắm được THIÊN THỜI, nhưng ở Mức THẤP NHẤT (chữ NHÂN).
TAM TÀI ỨNG DỤNG TRONG ĐẠI/ TIỂU HẠN:
Ví dụ:
LƯU ĐẠI HẠN QUAN có TC = ĐINH, Tức L.QUAN được hưởng Thiên thời, nhưng nếuTiểu Hạn là các năm NHÂM / QUÝ thì Thủy sẽ khắc Hỏa của ĐINH làm cho GIẢM /hoặc MẤT Thiên thời.
Như LƯU ĐẠI HẠN TÀI có TC = ẤT, tức L.TÀI hưởng được Địa lợi, nếu Tiểu hạn là năm TÂN, Kim khắc Mộc, làm giảm mất phần Địa lợi trong Cung Tài.
Cũng vậy, Tiểu Hạn tại Cung Dần có chữ BÍNH, tức được Nhân Hòa, nhưng nếu đó là năm 1992 = Nhâm Thân, thì Nhâm sẽ khắc Bính làm mất đi lợi thế Nhân hòa. (Phải an Thiên Can theo Năm sinh, bắt đầu từ Cung Dần chạy Thuận vòng cho đến cung Sửu)
Ngược lại, những năm nào SINH cho Tam Tài thì Tốt, cứ theo lý Ngũ Hành sinh khắc mà suy.
NGUỒN GỐC CỦA TAM TÀI
- THIÊN Khai tại TÝ
- ĐỊA Khai tại SỬU
- NHÂN Khai tại DẦN
Tý Sửu Dần 3 Cung là nơi khai thủy của Tam Tài, Tử vi là môn nghiên cứu về Nhân sự, mà Dần là cung khởi thủy của Nhân, do đó lấy Dần làm Chính cung để định Thân/ Mệnh.
CHỖ SỞ CƯ CỦA TAM TÀI
- THIÊN cư tại TÝ NGỌ MÃO DẬU = ứng với Thượng Hào.
- NHÂN cư tại DẦN THÂN TỴ HỢI = Ứng với Trung Hào.
- ĐỊA cư tại THÌN TUẤT SỬU MÙI = Ứng với Hạ Hào
Do vậy, cứ theo Đia chi mà nói thì nói thì cứ mỗi TAM HỢP đều có đủ Tam Tài.
ỨNG DỤNG CỦA TAM TÀI
MC Tam Tài dùng xem xét số phận 1 người được hưởng Thiên thời / Địa lợi /Nhân hòa như thế nào, cao thấp ra sao, nhằm giúp quyết đoán Cách cục của 1lá số.
Tại Vận trình (Đại / Tiểu Hạn) Tam Tài dùng để xem xét Thời Thế như thế nào, có nên lộ mặt ra (làm ăn, hoạt động..) hay không hay nên ẩn nhẫn, nên làm gì trong Đại/ Tiểu Hạn này, mức độ thành công cao thấp như thế nào.v.v
Tác giả: Ma Y Cung
Nguồn: tuvilyso.net