Nguồn gốc Âm Lịch và Tử Vi
Hầu như dân ở các nước Việt, Hàn, Nhật, và Trungquốc nơi khai sinh ra khoa lịch số, đều biết nhiều hay nghe nói về Âm lịch, dù có đang dùng Dương lịch như một tiêu chuẩn chung cho cả thế giới hiện nay. Thích hay không thì ít nhất đa số cũng đều chấp nhận chuyện ăn mừng tết Nguyên Ðán theo truyền thống dựa vào Âm lịch. Bởi vậy nên phần đông các cuốn lịch in ra trong các nước nói trên đều có phần ghi chú thêm ngày “Ta” đi kèm. Riêng đối với người Việt thì hình như nhà nào cũng thích có cuốn lịch thuộc loại tam tông miếu để treo tường, ngay cả trong những gia đình sống ở hải ngọai. Mục đích chính không phải vì thích coi theo ngày ta, mà nguyên nhân có lẽ là do từ tôn giáo và tín ngưỡng, biết ngày nào rằm hay mùng một để ăn chay (theo Phật gíao).
Chỉ có một thiểu số ít hơn là dùng âm lịch thường xuyên để nghiên cứu hay áp dụng vào các bộ môn khoa học huyền bí, như lấy số tử vi hay coi ngày lành tháng tốt cho chuyện làm đám cưới hỏi, khai trương công việc làm ăn v.v.
Hiện nay nghề làm lịch số của Trung Quốc không còn giữ được bí mật theo kiểu cha truyền con nối như xưa, vì nhờ vào phương tiện in ấn dồi dào từ sách vở ghi chép còn sót lại để nghiên cứu. Hơn nữa, Âm lịch cũng không còn thực dụng, vì hầu như tất cả các quốc gia trên thế giới đang chính thức dùng Dương lịch. Dù vậy, hậu quả của việc bảo vệ bí mật trong mấy ngàn năm trướcđây, cũng đã vô tình đánh mất đi cơ hội dành cho những thế hệ về sau này của Trung Quốc, nghiên cứu và tìm ra vận hành của Thái dương hệ, trước Âu châu ít nhất là vài trăm năm!
Nếu tình cờ mỗi năm một lần, chúng ta thấy xuất hiện một từ quen thuộc gọi theo tên âm lịch của năm đó, như năm nay 2002 là Nhâm-Ngọ, 2003 là Quý-Mùi, hay năm tới 2004 Giáp-Thân, thì dám chắc ai cũng đã ít nhất một lần thắc mắc, bằng cách nào và dựa vào đâu, các nhà lịch số Trung hoa phát minh ra những từ ngữ trên? Nói rõ hơn là mười (10) Thiên Can và mười hai (12) Ðịa Chi. Xin nhắc lại ở đây, 10 Can gồm: Giáp, Ất, Bính, Ðinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý.
Bài viết này sẽ dựa trên một vài dữ kiện kiểm chứng được của khoa học, để truy tìm lại phương pháp làm lịch mà các Chiêm tinh gia Trung hoa thời xưa có thể đã xử dụng. Bằng với tinh thần tôn trọng sự thật và học hỏi, người viết xin minh xác là những gì được trìnhbày sau đây có thể chưa được chính xác đúng hoàn tòan như đã xảy ra. Nhưng hy vọng sẽ là những ý tưởng khởi đầu, hay nếu có thể được, coi như là một đề nghị nghiên cứu thêm cho những vị có nhiều năng khiếu tự nhiên giỏi về các bộ môn Tử vi Lý số, để cùng làm sáng tỏ những gì đã bị hiểu nhầm là khoa học huyền bí.
Nội dung chính của bài viết này sẽ trình bày và giải thích tại sao, chỉ bằng mắt thường quan sát với phương tiện ghi chép còn thô sơ, các chiêm tinh gia Trung hoa đã tính được ra Thiên can, Ðịa chi và LụcTuần Hoa Gíap, hay khái niệm về vận hành 60 năm trong âm lịch. Phần cuối của bài viết sẽ giải thích một vài điều thắc mắc về những bí ẩn của khoa Tử vi Ðẩu số.
Nguồn gốc Lịch số
Âm lịch (lunar calendar) hay việc soạn thảo lịch số dựa vào vận hành của mặt trăng không phải bắt đầu từ Trung hoa như nhiều người lầm tưởng. Theo dữ kiện cóđược từ các nhà khảo cổ với bằng chứng rõ rệt, thì nền văn minh Sumerian, phát triển bên cạnh con sông Tigris cách đây hơn 6000 năm (khoảng từ năm 5000-4000 BC, để sau này thành trung tâm của xứ ngàn lẻ một đêm, hay ngày nay còn gọi là Baghdad, thủ đô của Iraq) đã biết làm lịch dựa vào vận hành của mặt trăng. Ðế quốc La mã ngay trong thời trước Julius Cesar ( 40 BC ) cũng dùng loại Âm lịch này. Chọn mặt trăng để làm lịch có thể bởi hai lý do: Dễ nhìn vì ánh trăng ban đêm không nóng gay gắt và khó nhìn như mặt trời ban ngày. Thay đổi hình dạng thường xuyên từ khuyết tới tròn dễ thấy hơn là mặt trời hầu như ít khi thay đổi. Tuy nhiên, còn một lý do khá quan trọng khác ít người nghĩ đến, là do yếu tố thiên nhiên. Xứ Ai cập (Egypt) nằm ngay trên đường Phân cực Hoàng đạo (Tropic of Cancer, khoảng 23°27 từ xích đạo) nên đa số nhiều người đã thấy được hiện tượng mặt trời chiếu thẳng trên đỉnh đầu. Nghĩa là trong khoảng từ 20 tháng 3 đến 20 tháng 9, nếu cắm một cái cọc thật thẳng đứng, sẽ thấy bóng của cây cọc nhập trùng ngay dưới gốc của nó vào lúc 12 giờ trưa, ít nhất là trong vài ngày (Chỉ những nước nằm giữa đường xíchđạo và Bắc bán cầu trong khoảng Vĩ tuyến từ 0 – 23°27 mới thấy được hiện tượng trên. Ngược lại, trong vùng Nam Bán cầu thì khoảng từ 20 tháng 9 đến 20 tháng 3). Nhờ quan sát hiện tượng đó, dân Ai cập cách đây khoảng hơn 4000 năm đã tính ra gần đúng số ngày trong năm (365 thay vì 355 như Âm lịch), và cũng chính là lý do họ chọn làm lịch theo mặt trời, lưu truyền Dương lịch cho đến bây giờ!
Các thủ đô của Trung hoa như Trường An hay Bắc kinh, vì nằm trong vùng ôn đới cách xa trên đường Phân cực (Tropic of Cancer) nên không thấy được hiện tượng nói trên, cũng như khôngcó ấn tượng nhiều về mặt trời, và cũng là lý do dể hiểu tại sao họ đã dùng mặt trăng để làm lịch.
Theo đúng như trong sử Trung hoa ghi lại thì khoa Lịch số đã có từ thời Hoàng Ðế, cách đây hơn 4000 năm, do các chiêm tinh gia soạn ra (nghĩa nguyên thuỷ là nhà thiên văn hay chuyên gia coi sao trên trời, không phải bị biến nghĩa ra thành “thầy bói toán” như về sau này!) chiêm tinh gia biên soạn lịch số để định chuẩn thời gian cho việc hành chánh và cai trị của triều đình Vua quan, nhưng đồng thời cũng giúp rất nhiều cho nghề nông trongviệc tiên đóan thời iết hay thu hoạch mùa màng. Chắc chắn trong giai đoạn đầu khi mới có cho đến khoảng sau thời Hán Cao tổ, âm lịch cũng không tránh khỏi nhiều sai lầm, nhất là rất đơn sơ và chưa có Thiên can hay Ðịa chi như sau này. Bằng chứng là trong thời kỳ phát triển của Chu Dịch (1150 – 500 BC) cũng chưa nghe nói đến. Phải đến thời “Tam Quốc” của Khổng Minh (Gia cát Lượng) vào khoảng 200-300 AD thì mới có văn tự rõ rệt nói về các Thiên Can, đồng thời xuất hiện các khoa lý số như Kỳ Môn Ðộn Giáp, Thái ất Thần toán, hay Lục Nhâm Ðại Ðộn v.v. Hầu hết các sử gia Trung quốc đều công nhận là chỉ vào thời kỳ của Nhà Hán, sau mấy trăm năm chiến tranh liên miên từ thời Ðông chu Liệt quốc, nền văn minh Trung hoa mới thật sự khởi sắc và đi lên trong Thiên niên kỷ đầu tiên (0 -1000 AD).
Theo chínhsử ghi lại, những nghiên cứu và phát minh của Trung hoa thật sự đã bắt đầu từ thời Tần thủy Hoàng, khi vị Hoàng đế tài giỏi nhưng tàn bạo này, có thể động viên hay chiêu dụ được nhiều đạo sĩ (coi như là khoa học gia theo tiêu chuẩn thời đó), trong việc thám hiểm, đi tìm kiếm các kỳ hoa dược thảo để luyện thuốc trường sinh bất tử cho ông. Dưới nhận xét bình thường thì cho rằng đó là việclàm xa xỉ, hoang tưởng và mê muội. Nhưng trong lãnh vực nghiên cứu khoa học ngày nay, Tần Thủy Hoàng rất xứng đáng được coi như đã có công sáng lập một cơ cấu kiểu Hàn lâm Viện khoa học đầu tiên cho nhân lọai! Những chi phí trong việc chiêu đãi hay thưởng công cho các đạo sĩ thời đó, dưới cái nhìn thiếu hiểu biết cho là phung phí, nhưng so với tỷ lệ ngân sách dành riêng cho khảo cứu khoa học ngày nay thì chẳng có nghĩa lý gìcả, dù là của một nước đang phát triển! Chính nhờ làm việc và sống chung tập thể với nhau đó, đã vô tình tạo ra môi trường tốt đẹp cho những sáng kiến mới, thi đua học hỏi, trao đổi kiến thức giữa các đạo sĩ với nhà vua, và có thể đã là cơ sở đóng góp cho nhiều phá minh quan trọng về khoa học và kỹ thuật sau này của Trung quốc. Hoá chất Lưu huỳnh dùng để làm thuốc súng, than đá, thủy ngân, chì, nam châm có từ tính, cách luyện thép, bàn ính (abacus), v.v. có thể đã được bắt đầu nghiên cứu hay tìm ra trong thờ kỳ này. Thí dụ về những huyền thoại phù phép mà Khổng Minh xử dụng, là do những phản ứng đặc biệt từ các hoá chất độc hại như lưu huỳnh, thuỷ ngân hay các loài dược thảo trộn chung với nhau khi bị đốt cháy. Kết qủa là làm cho đối phương bị gây mê, mất trí hay mạng vong trong những vùng gọi là bát qúai trận đồ. Nhưng một trong những thành quả tốt đẹp hơn hết chính là bộ môn xem thiên văn khí tượng bắt đầu xuất hiện được nhiều người biết đến. Nhờ vậy mà khoa lịch số đã được hiệu chỉnh, thay đổi đúng hơn cho tới bây giờ!
Phương pháp soạn Âm lịch
Có thể chia ra làm hai giai đọan phát triển chính cho việc soạn thảo âm lịch.
Giai đoạn I: Kéo dài khoảng gần 2000 năm từ thời Hoàng đế cho đến thời Khổng tử. Trong giai đoạn này chỉ có ngày, tháng và năm. Chưa có chia ra giờ cũng như chưacó thiên can và địa chi. Công việc soạn lịch vào thời sơ khai này rất là dễ hiểu, không có gì phức tạp như nhiều người thường lầm tưởng. Những chiêm tinh gia thời đó chỉ dựa vào khoảng cách giữa hai tuần trăng tròn để tính số ngày cho một tháng. Khoảng cách của một năm thì được định bằng thời điểm vào lúc Trăng tròn nhất, khoảng ngày rằm tháng 8 (sau này thành ra tết Trungthu), và một phần dựa vào thời tiết thay đổi của 4 mùa.
Khó khăn duy nhất lúc ban đầu là cứ cách khoảng chừng hai năm thì tháng có trăng tròn nhất bị kéo dài thêm một tháng. Ðó là những tháng nhuận, và cách giả iquyết thực tế đơn giản lúcbấy giờ là thêm nguyên một tháng vào những năm nhuận. Còn làm sao họ biết được năm nào nhuận là do phỏngchừng và dựa vào kinh nghiệm riêng của những đời trước theo kiểu cha truyền con nối. Chính cách làm theo lối thuận tiện như trên, nên âm lịch thường bị thành kiến cho là thiếu chính xác! Có thể trong thời kỳ này, tháng nhuận chỉ được thêm vào trong tháng trước tháng có trăng tròn nhất là tết Trung thu(?) Chỉ sau này khi bắt đầu ăn mừng ngày tết Nguyên đán và để không bị sai ngày quá xa, nên những nhà soạn lịch phải chia ra cho đều, thêm tháng nhuận vào các tháng khác.
Ngoài ra có vài chi tiết cần được để ý là hệ thống Âm lịch dựa vào thiên can và địa chi chỉ có phân biệt tối đa là 60 năm, nên nếu muốn viết lịchsử, họ thường dùng năm cai trị của Vua hay triều đại làm chuẩn. Thí dụ như trong sách thường viết là năm thứ mấy đời Vua nào đó gặp thiên tai bão lụt v.v. Lâu dần trở thành thói quen dùng luôn cho đến khi bị ảnh hưởng của nền văn minh Tây phương thay đổi.
Về giờ giấc, lịch số ở thời kỳ đầu cũng chưa chia ra 12 giờ như sau này. Ðể định giờ, họ dùng cách nói phỏng phừng theo vị trí của mặt trời, mà mãi cho đến bây giờ, nông dân ít học ở các vùng quê vẫncòn dùng, như khi nói mặt trời vừa lên quá ngọncây (khoảng 8 đến 9 giờ sáng mùa hạ), hay mặt trời đứng bóng giữa trưa khoảng 12 giờ v.v.
Những gì vừa trình bày có thể kiểm chứng bằng bộ sách Chu dịch đã được soạn ra khoảng từ thời nhà Chu (1150 BC) cho đến thời Khổng tử (550 BC). Cụ thể là việc lập quẻ Dịch. Trong bộ Chu Dịch chính bản chỉ ghi cách lập quẻ duy nhất là dùng cỏ Thi, còn gọi là phép bói cỏ Thi, mà không dùng đến giờ nào như Khổng Minh dùng để bấm độn sau này. Các lời bàn của 64 quẻ trong bộ Chu Dịch nguyên thuỷ hoàn toàn không có nói rõ về giờ giấc.
Giai Ðoạn II: Từ thời Khổngtử cho tới nhà Ðường khoảng chừng 1000 năm. Thời kỳ này văn minh Trung Hoa bắt đầu khởi sắc đi lên. Các Ðạo sĩ hay Chiêm tinh gia làm việc có phương pháp và khoa học hơn. Nhờ vậy, họ đã tìm ra hay khám phá được chu kỳ vận chuyển của các hành tinh trong Thái Dương hệ, và từ đó âm lịch mới được thay đổi để thêm vào Thiên can, Ðịa chi, Lục tuần Hoa giáp (hay chu kỳ 60 năm). Trướckhi đi sâu vào chi tiết, và để quý đọc giả dễ theo dõi vấn đề hơn, người viết xin nhắc lại một vài dữ kiện căn bản như sau:
Trong những đêm tốt trời không mây, nếu dùng mắt thường chúng ta có thể đếm được cả vài trăm ngôi sao là chuyện thường. Tuy nhiên, tất cả đều thấy gần như cố định không thay đổi theo năm tháng, vì không phụ thuộc vào một hệ thống vệ tinh như Thái dương hệ, hoặ cgiả có chu kỳ di chuyển quá lớn đến cả ngàn vạn năm. Còn lại, trừ trường hợp đặc biệt như sao chổi (Comet) và sao băng (Asteroid), chúng ta chỉ thấy được những hành tinh thuộc Thái dương hệ dic huyển mà thôi. Trong tám (8) hành tinh chính, trừ mặt trời và mặt trăng, mắt thường của chúng ta chỉ thấy được có năm(5) hành tinh. Ðó là Thủy tinh(Mercury), Kim tinh(Venus), Hỏa tinh(Mars), Mộc tinh(Jupiter), và chót là Thổ tinh(Saturn). Ba(3) hành tinh không thấy được bằng mắt thường là Diêm vương tinh (Uranus), Hải vương tinh (Neptune) và Thiên vương tinh(Pluto). Không biết có phải là trùng hợp ngẫu nhiên của tạo hóa, hay sắp đặt khéo léo của con người, trong 8 quái (Bát quái hay 8 hành?) của Dịch lý, các “Khoa học gia” thời đó chỉ thấy được có 5 quái: Ðịa, Sơn, Thủy, Lôi, và Hỏa, nên phát minh ra Ngũ hành (Ngườ viết đã trình bày trong bài “Những khám phá mới về Dịch lý và Ngũ hành” cách đây hơn hai năm.) .
Ðể tìm hiểu về 5 hành tinh thấy được chuyển động như thế nào, các Chiêm tinh gia thời đó đã dùng một phương pháp đơn giản nhưng rất khoa học, là ghi chép lại vị trí của các hành tinh sau một thời khoảng nhất định. Thời điểm tốt nhất để xem thiên văn là mỗi tháng một lần vào cuối hay đầu tháng, lúc trăng hoàn toàn bị che mất (đêm 29, 30 hay 1). Muốn định rõ vị trí của cácsao, có lẽ họ cũng biết dùng theo phương pháp chấm tọa độ, nhưng kém chính xác rất nhiều. Dùng sao Bắc đẩu làm chuẩn và theo đồ hình Bát quái, họ có thể định phương vị (hay khẩu độ) của một sao, và kế đến là cũng theo lối ước chừng độ cao của mặt trời để định khoảng cách từ đường chân trời. Thí dụ như để định vị ngôi sao ở 220 độ từ hướng Bắc (theo chiều kim đồng hồ) và 25 độ cách chân trời nằm ngang, họ có thể nói là nằm ở giữa cung Khôn (hướng Tây-Nam) cách chân trời khoảng một gang tay chẳng hạn. Về sau để được chính xác hơn, có thể các chiêm tinh gia đã dùng đến các tên của quẻ dịch để phân chia thành 64 cung trên vòng tròn. Ðó chính là lý do tạisao các nhà nghiên cứu về sau cóthể hiểu lầm vì bị nạn “tam sao thất bổn”, nên tưởng là môn lịch số có nguồn gốc từ Dịch lý mà ra.
Dù bằng cách nào thì cũng nhờ khái niệm tuần hoàn và chu kỳ âm dương của Dịch lý, chiêm tinh gia thời đó có thể tin chắc là các vì sao đều chuyển động theo một chu kỳ nhất định nào đó. Nếu không thì có lẽ họ không bỏ thì giờ quá lâu cho cả một đời người để tìm ra gần đúng chu kỳ của 5 hành tinh trong Thái dương hệ, trước Âu châu cả hơn ngàn năm!
Kết quả công trình nghiên cứu và ghi chép vị trí sao của các Chiêm tinh gia Trung hoa nói trên cho thấy là cứ mỗi 60 năm thì cả 5 hành tinh đều quay trở về lại gần vị trí cũ! Ðặc biệt hơn hết, là vào khoảng cuối năm Quý Hợi và đầu năm GiápTý thì cả 5 hành tinh đều hội tụ lại, và nằm sát với nhau chung một hướng. Xin nhắc lại đây để tránh hiểu nhầm, nhờ tìnhcờ ngẫu nhiên quan sát thấy hiện tượng 5 sao tụ hội về một chỗ trước khi phân tán ra, nên có thể các nhà lịch số cho rằng đó là khởi điểm đầu tiên cho chu kỳ 60 năm, và họ đặt tên cho năm có hiện tượng đó là GiápTý, đứng đầu trong bảng lục tuần hoa giáp.
Sau đây là bảng tóm lược số vòng chu kỳ quay quanh mặt trời của 5 hành tinh, dựa theo thời gian một (1) năm của trái đất làm chuẩn:
Dựa vào bảng tính toán chu kỳ ở trên cho thấy có một vài chi tiết cần chú ý: Sau khoảng chừng 20 năm thì các sao tụ về tại một vị trí khác, và phải sau gần 60 năm của trái đất, thì cả bốn(4) sao Thủy tinh, Hỏa tinh, Mộc tinh, và Thổ tinh mới quay về gần đúng vị trí đầu tiên hay xê xích một chút. Khoảng cách sai số sau 60 năm là từ 10 đến 30 cung độ (arc), do các số lẻ thứ nhất của số chu kỳ trong 60 năm đều nằm trong giới hạn của 0 – 0.1 hay 0.9 – 1.0 theo vòng tròn (360 độ) của mặt trời. Ðối với người quan sát các hành tinh đứng từ vị trí trên trái đất và ở một gốc độ chéo, thì chắc sẽ nhìn thấy khoảng cách hay độ xê xích nhỏ hơn rất nhiều, hoặc có thể không thấy được độ sai biệt bằng mắt thường! Riêng trường hợp của Kim tinh (Venus) tuy nằm gần như đối diện với vị trí cũ (số lẻ 0.54), nhưng chu kỳ quay chung quanh mặt trời chỉ có chừng hơn 7 tháng, nên chỉ cần thêm khoảng 4 tháng (cũng còn trong 1 năm của trái đất) là quay vòng trở lại để hội tụ cùng các sao.
Như vậy, với một vài bằng chứng ở trên có thể tạm kết luận rằng: Chuyện các chiêm tinh gia Trung hoa cách đây hơn 1000 năm đã tìm ra chu kỳ gần đúng của 5 hành tinh là sự thật hiển nhiên rất dễ hiểu theo khoa học. Hình vẽ thứ hai sau đây cũng để minh chứng cụ thể cho thấy vị trí của 5 hành tinh vào tháng 2 năm 1984 (dương lịch, âm lịch là 30 tháng Chạp năm Quý Hợi, gần tết Nguyên đán) theo cách tính đúng qũy đạo chính xác của khoa học ngày nay.
Tuy nhiên cũng xin lưu ý và nhấn mạnh một lần nữa là do sự trùng hợp ngẫu nhiên đưa đến, không phải cứ 60 năm là các sao phải tụ về ở cùng một phương vị giống như vậy. Lý do là vì các sai số khoảng 0.06 cho Mộc tinh và 0.037 cho Thổ tinh như đã nói, nên phương vị của các sao tụ hội lại cũng thay đổi xê xích mộtchút sau khoảng 60 năm. Muốn các sao tụ hội về cùng phương vị gần giống như cũ phải mất khoảng 1600 năm, hay gần 27 lần của chu kỳ 60 năm! Nhưng dù vậy cũng chỉ gần đúng mà thôi. Nghĩa là trong thực tế không hề có sự trùng nhập lại giống y hệt như cũ được!
(Chú thích: Mercury bị che bởi Venus và Mars nên không thấy trong hình)
Nhân đây cũng nên nhắc đến một sự kiện lịch sử có ảnh hưởng rất nhiều đến vận mệnh của cả nước Việt nam. Do bởi các vua chúa Trung hoa thời bấy giờ vì quá tin vào lập thuyết của các chiêm tinh gia, cho rằng một khi các tinh tú đều chầu về một phương nào thì nơi đó tụ hội được nhiều linh khí, nghĩa là có “Thánh nhân” hay bậc đế vương sinh ra đời! Bởi vậy nên tính ra trong khoảng 400 năm ( 400 – 800 AD) vào thời nhà Ðường, các Sao đều chầu về phương Nam (gần giống như hình vẽ trên), làm cho họ phải lo sợ. Từ nguyên nhân đó, mới có việc sai phái đạo sĩ Cao Biền làm Thái thú để tìm cách trấn yểm phương Nam. Ngoài ra sau này họ cũng thường gởi các “Gián điệp” giả dạng đội lốt tu sĩ hay thầy Ðịa lý và thầy thuốc bắc để dò tìm nhân tài của Việ nam. Một khi phát hiện được nơi nào có “thần đồng” hay thiếu niên giỏi chữ là họ tìm đến để thử tài và tìm hiểu. Nếu đúng thì bằng nhiều cách như dụ dỗ, mua chuộc nếu cha mẹ nghèo, xin cho làm con nuôi để “dạy dỗ và huấn luyện chữ nghĩa v.v. Ðó là lý do tại sao trong những câu chuyện kể về các vị thần đồng Nho học của Việt nam thời xưa, thường nói tới việc có những người “khách lạ” tìm đến để ra câu đối và thử tài thông minh!
Nếu những gì nói trên đúng theo thuyết của các chiêm tinh gia Trung hoa, thì trong số những đứa trẻ sinh năm 1984-85 ở Việt nam sẽ cho ra nhiều thiên tài xuấtchúng ngoại hạng trong tương lai (!?) Ðúng hay sai thì chưa biết, nhưng ứng nghiệm vào các quốc gia thuộc vùng Ðông nam A¨ thịnh vượng giầu có hơn trong vòng 20 năm qua, và dĩ nhiên kết qủa là sẽ cho ra nhiều trẻ em thần đồng nhờ được nuôi dưỡng huấn luyện và giáo dục trong môi trường tốt hơn!
Nói chung với cách tính phỏng chừng và đơn giản dựa vào ba sao là: Hỏa tinh (Mars) có chu kỳ gần 2 năm, Mộc tinh (Jupiter) có chu kỳ khoảng 12 năm, và Thổ tinh có chu kỳ gần 30 năm, các nhà làm Lịch số đã tìm ra mẫu số chung gần đúng là 60 năm để cả ba sao tụ hội lại gần nhau, và có cùng chung một cung, hay cùng phương vị theo bát quái (mỗi cung khoảng 45°.)
Ðiều cần biết thêm ở đây chính là chu kỳ gần 2 năm của sao Hỏa (Mars), nghĩa là cách khoảng một năm thì các chiêm tinh gia thấy sao Hỏa nằm ở vị trí hướng đối ngược lại. Do hiện tượng trên trùng hợp với lý thuyết về Dịch hay luật âm dương, nên có thể các nhà lịch số tin rằng thời gian cũng giống như vậy là cứ một năm Dương một năm Âm thay đổi đều nhau!
Mộc tinh (Jupiter) là sao quan trọng nhất có chu kỳ gần đúng 12 năm. Quan trọng theo các nhà Lịch số thời bấy giờ có thể từ hai lý do. Thứ nhất, đó là sao duy nhất để phân biệt và chuẩn định sự khác biệt của các năm. Thổ tinh (Saturn) vì xa và khó thấy hơn, nhất là chu kỳ đầu tiên quá lâu và có tới gần 30 năm không chính xác bằng Mộc tinh. Riêng Hỏa tinh thì lại càng không chính xác vì chu kỳ quá ngắn chỉ có khoảng gần 2 năm. Thứ hai, dựa vào kinh nghiệm tích lũy từ quan sát và thực nghịêm của các chiêm tinh gia theo lối cha truyền con nối có thể đã kéo dài trong vài trăm năm, sau Mặt trời và Mặt trăng, Mộc tinh có ảnhh ưởng nhiều nhất đối với con người và Trái đất (sẽ giải thích thêm ở mục Tử Vi). Chính vì vậy, họ đã dùng chu kỳ 12 năm của Mộc tinh để đặt tên cho 12 năm, còn gọi là Thập nhị Ðịa chi. Dám chắc mới đầu chỉ có tên bằng con số 1, 2, 3, 4,…12. (Nếu để ý thì thấy các số lẻ 1, 3, 5…thuộc số Dương, số chẳn 2, 4, 6… là số Âm, phù hợp với Dịch lý đã nói ở trên). Còn tại sao sau này lại có tên của 12 con vật là Tý, Sửu, Dần…v.v, thì lại thuộc một vài lý do khác không nằm trong phạm vi bài viết này, nên xin miễn bàn ở đây. Nói chung, yếu tố quan trọng là nhờ vào quan sát thực nghịêm, một phương pháp thông dụng trong nghiên cứu khoa học.
Sau cùng, có lẽ các chiêm tinh gia cũng chỉ thấy có sao Thổ tinh là có chu kỳ lâu nhất trong 5 hành tinh, nên theo trình độ hiểu biết thời bấy giờ, họ cho rằng đó là vị thần chính của nhà Trời ảnh hưởng đến mọi sự sắp đặt và thay đổi của “Thượng đế”, nên gọi là Thiên Can (?). Nhưng tại sao là 10 mà không là 5, vì 5 nhân 12 mới bằng 60? Hỏi vậy là xem thường khả năng về Toán của chiêm tinh gia! Nếu chỉ dùng 5 số Thiên can ghép với 12 Ðịa chi sẽ bị trở ngại ngay, nhất là không giải quyết được nguyên tắc Âm Dương, một năm Dương và một năm Âm đi liền với nhau như đã giải thích về chu kỳ của sao Hỏa ở trên. Ðể giải tỏa vấn nạn đó, các chiêm tinh gia buộc phải dùng gấp đôi con số 5 lên thành 10, tuy vẫn duy trì 5 đặc tính Ngũ hành của Thiên can. Bởi vậy cho nên bây giờ chúng ta mới có hai Can đi liền với nhau có cùng chung một Hành (theo thuyết Ngũ hành), và có một Dương và một Âm. Thí dụ như Giáp với Ất (hành Mộc), Bính với Ðinh (Hỏa), Mậu với Kỷ (Thổ), Canh với Tân (Kim) và Nhâm với Quý (Thủy).
Ngoài ra, do ảnh hưởng của thuyết Ngũ hành, việc đặt hay gọi tên 5 hành tinh theo Ngũ hành là hoàn tòan dựa vào màu sắc khi nhìn bằng mắt thường, và không có liên hệ gì với đặc tính vật lý. Theo lý thuyết của Ngũ hành về màu sắc, gọi là Mộc tinh vì có sắc xanh. Hỏa tinh vì có sắc đỏ như lửa. Thổ tinh vì có sắc vàng, Kim tinh (Venus) vì có sắc trắng do có độ sáng mạnh, và Thủy tinh (Mercury) có sắc đen vì quá gần mặt trời nên không thấy được sáng lắm!
Tóm lại hệ thống Âm lịch dựa vào các hành tinh chính sau: Mặt trời để định Giờ và Ngày, Mặt trăng dùng cho Tháng, Mộc tinh (Jupiter) dùng cho Năm hay 12 Ðịa chi, và sau cùng Thổ tinh (Saturn) và Hoả tinh (Mars) dùng để định Thiên can (Âm hoặc Dương) và Ðại Chu kỳ 60 năm hay LụcTuần Hoa Giáp. Ghi nhận thêm ở đây là theo âm lịch, mỗi tháng chia ra làm 3 tuần, có khoảng từ 9 đến 10 ngày, gồm: Thượng, Trung, và Hạ tuần. Về sau này thì các nhà soạn lịch tính và thêm vào các ngày đặc biệt như Ðại hàn, Tiểu hàn, Lập Đông, Hạ chí v.v
Những Bí ẩn của khoa Tử vi
Trong suốt hơn một ngàn năm, bộ môn Tử vi được coi như là khoa học huyền bí bởi tất cả các yếu tố an sao và giải đóan đều dựa theo một vài công thức định trước, mà không có sự giải thích hay chứng minh lý do tại sao. Dù tin hay không tin, thực tế cho thấy khoa tử vi cũng đã được lưu truyền trong dân chúng khá lâu, và ít nhất cũng đã có một số người chấp nhận, nghĩ rằng có thể dùng để đoán được phần nào vận mệnh tương lai của con người! Ðiều đáng ngạc nhiên là nếu đúng theo dữ kiện cho thấy, khoa Tử vi hiện tại này chỉ còn có Việt nam là đất dụng võ, dù có nguồn gốc từ Trung hoa. Ngay cả các sách viết về Tử vi ở TrungHoa cũng có nhiều, nhưng họ không thích xài Tử vi mà lại chọn các môn khác thông dụng hơn như Tử Bình (gọi tắt là Bát tự có 8 chữ, lấy số theo hàng Can và Chi của Năm, Tháng, Ngày và Giờ). Một lý do có thể giải thích là vì sau này họ đã khám phá và thấy được rằng, vận hành của các sao không được chính xác như đã tin tưởng lúc ban đầu!
Những gì được người viết phát hiện và trình bày sau đây cho thấy vài đặc tính khoa học của bộ môn Tử vi. Trần Ðoàn (được coi như ôngTổ sángchế ra Tử vi) hay các vị thầy tiền bối của ông vào khoảng thời nhà Ðường, có thể đã tiến xa hơn và biết khá nhiều về vận hành của các hành tinh. Nhưng tiếc rằng vì các điều kiện thực tế chủ quan về văn hóa xã hội thời bấygiờ, nên họ đã dấu kín và giữ kín bí mật tối đa, nhất là không muốn giải thích hay viết sách để lại lưu truyền cho hậu thế.
Cung An mệnh. Theo quan niệm về triết lý nhân sinh của Khổng giáo chịu ảnh hưởng ít nhiều đạo Lão, mỗi người sinh ra đều có một số phận được an bài trước gọi là thiên mệnh. Các nhà lý số hay tử vi gia Trung hoa dựa vào lý thuyết trên nên tin rằng, khi một đứa bé vừa sinh ra đời là chịu ảnh hưởng định đoạt cho số phận bởi các tinh tú hiện diện trên trời ngay thời điểm đó. Câu văn nổi tiếng thường nghe là “…sinh ra đời dưới một ngô isao…” phản ánh niềm tin trên. Nói cách khác, khi một đứa trẻ sinh ra đời tại một địa điểm nào trên trái đất, sẽ chịu ảnh hưởng của tất cả các tinh tú chiếu vào ngay tại thời điểm đó, và định đoạt số mệnh luôn cả đời cho đứa bé vừa sinh!
Không phải tự nhiên mà các Tử vi gia (TVG) bày đặt ra cách an mệnh trong Tử vi như sau: Khởi từ cung Dần (hay tháng Giêng) đếm theo chiều thuận (kim đồng hồ) đến tháng sinh, rồi từ đó lại đếm ngược cho tới giờ sinh để an cung mệnh. Dựa vào triết lý số phận cùng cách an cung mệnh cho thấy, các TVG thời đó đã khám phá ra được hai đặ ttính vận hành của trái đất và mặt trời, một đúng và một sai!
Thứ nhất, đúng là họ đã biết trái đất tự xoay vòng quanh lấy chính nó theo chiều ngược với kim đồng hồ! Trò chơi lồng đèn xoay (còn gọi là đèn kéo quân hay đèn cù) rất thịnh hành vào thời nhà Ðường, cho thấy các TVG lúc bấy giờ có thể đã có khái niệm về trái đất tròn và xoay. Nhưng như đã viết ở trên, họ đã giữ làm bí mật gia truyền, và nhất là sợ nguy hiểm cho chính bản thân và gia đình do quan niệm “Thiên cơ bất khả lậu” hoặc vì những người cầm quyền như Vua Chúa không tin (giống như trường hợp của Gallileo). Một lý do khác là ngay chính các TVG cũng không hiểu và không giải thích được hiện tượng tại sao con người không bị rơi ra ngoài nếu trái đất xoay tròn! Thêm vào, các hiện tượng thiên nhiên như nhật thực hay nguyệt thực, đã tạo cơ hội để các TVG hiểu ánh sáng từ mặt trăng là do từ ánh sáng mặt trời chiếu vào và thỉnh thoảng lại bị trái đất che (cho trường hợp nguyệt thực). Có thể với cách suy luận tầm thường và đơn giản theo lối chứng minh “phản đề” là: Nếu Trái đất nằm yên không xoay, thì dựa vào quan sát hàng ngày cho thấy mặt trời, mặt trăng, năm (5) hành tinh và đa số các tinh tú thấy được, phải “chạy” xung quanh trái đất mỗi ngày một lần! Ðiều này cho thấy hoàn tòan vô lý vì nhờ các hiện tượng nhật thực và nguyệt thực. Cụ thể như nhờ có hiện tượng nhật thực toàn phần giữa ban ngày, các TVG đã thấy được các ngôi sao và các hành tinh hiện ra, dù trong chốclát. Nghĩa là không phải vào ban ngày, các tinh tú chạy xuống dưới đất rồi đến tối mới hiện lên!
Thứ hai, các TVG đã hiểu sai khi khám phá ra và tin rằng mặt trời quay chung quanh trái đất mỗi năm một lần theo chiều thuận kim đồng hồ! Nhưng thật là may mắn cho khoa Tử vi, cái sai về lý thuyết lại trở thành đúng trên thựctế! Lý do là nhờ luật tương đối về chuyển động. Nghĩa là nếu các TVG đang đứng trên trái đất nhìn mặt trời, trong khi trá iđất di chuyển xung quanh mặt trời theo chiều ngược kim đồng hồ, thì cũng giống như các TVG đứng trên trái đất nằm yên, và nhìn mặt trời di chuyển xung quanh trái đất theo chiều thuận kim đồng hồ!.
Những bằng chứng trên cho thấy khi an cung mệnh, các TVG đã theo gần đúng nguyên tắc vận hành của trái đất và mặt trời, xác định vị trí tương đối lúc đứa bé sinh ra đời trong thái dương hệ. Tuy nhiên, xin được nhấn mạnh và giải thích rõ ở đây thêm một chút để tránh sự hiểu lầm. Ðúng ra, phần nào là do ảnh hưởng thể xác của người mẹ, do tính di truyền hay phù hợp với môi trường vào thời điểm đó, nên “chuyển bụng” mà sinh ra đứa bé, hơn là do cơ thể đứa bé sinh ra chịu ảnh hưởng của các hành tinh!
Vòng Tử vi và Thiên Phủ: Coi như quan trọng nhất cho lá số tử vi nên dựa vào tất cả bốn yếu tố là Năm, Tháng, Ngày và Giờ sinh. Nghĩa là chịu ảnh hưởng của Mặt trời, Mặt trăng và năm hành tinh. Theo nhận xét của người viết thì có thể sau khi định vị trí của đứa rẻ khi mới sinh ra đời dựa vào tháng và giờ, các TVG còn dựa vào hai yếu tố sau cùng là vị trí của các hành tinh hay thiên can, và vị trí của Mặt trăng hay ngày sinh. Nhưng làm sao họ biết sao Tử vi phải được an ở đâu dựa vào ngày sinh (?), và đây vẫn còn là một bí ẩn cần được nghiên cứu thêm. Câu trả lời tạm thời là có thể các TVG đã dựa vào quan sát thực nghiệm hình ạng và khuôn mặt của hàng trăm (hay vài ngàn) đứa trẻ trong một thời gian kéo dài cả mấy trăm năm. KhoaTướng số cũng cóthể nhờ đó mà phát sinh ra. Nên nhớ là ngày nay các nhà coi Tử vi chuyên nghiệp cũng cần phải dựa vào hình dạng hay tướng mạo để “điều chỉnh” và kiểm chứng lại trước khi bàn tới lá số của người nào.
Vòng Thái tuế: Trong số những người Việt nổi tiếng một thời nghiên cứu về khoa Tử vi, có thể TVG Thiên lương (bút hiệu) là người đã khám phá ra những yếu tố quan trọng đặc biệt nhất về vòng an sao Thái tuế. Vòng Thái tuế theo quan niệm của nhóm nghiên cứu TVG Thiên Lương, có ảnh hưởng nhiều đến thái độ sống và cách ứng xử của con người đối với xã hội. Tại sao vòng Thái tuế lại đóng một vai trò chính trong khoa Tử vi? Câu trả lời là vì đã dựa vào sao Mộc tinh (Jupiter). Các chiêm tinh gia từ xưa đã quan sát và biết chu kỳ đặc biệt duy nhất gần 12 năm của Mộc tinh trong Thái dương hệ. Nhưng yếu tố chính quan trọng ở đây là họ đã cảm nhận được ảnh hưởng của Mộc tinh đối với các sinh vật đang sống trên trái đất, nhất là con người theo từng năm (bởi vậy nên SaoThái tuế bao giờ cũng an theo năm sinh, nghĩa là sinh năm nào thì an Thái tuế ở ngay cung đó).
Theo dữ kiện khoa học tìm thấy được, Mộc tinh (Jupiter) hay saoThái tuế có hai đặc tính nổi bật nhất trong Thái dương hệ. Thứ nhất là Hành tinh lớn thứ hai chỉ nhỏ hơn Mặt trời, với đường bán kính trung bình khoảng chừng 70 ngàn cây số (km), gấp 11.2 lần Trái đất. Do đó, lực hấp dẫn (gravity) của Mộc tinh lên Trái đất rất là đáng kể (chỉ sau Mặt trăng quá gần với Trái đất). Thứ hai, và đây mới chính là điều đáng nói, ảnh hưởng từ trường của Mộc tinh mạnh nhiều hơn khoảng 10 lần của Trái đất. Yếu tố sóng từ trường như các phát hiện gần đây cho thấy, ảnh hưởng rất nhiều trên não bộ của con người nhất là cho các trẻ em! Thí dụ cụ thể là cách đây mấy năm, đã xảy ra hiện tượng một số các trẻ em Nhật bị ói mửa và bất tỉnh vì coi một chương trình truyền hình! Hay giới y học càng ngày càng có khuynh hướng tin và công nhận các loại sóng từ trường, từ các dụng cụ điện tử hay các đường dây điện cao thế, có thể gây nguy hại cho não bộ con người nếu hấp thu quá nhiều!
Trở lại chuyện tử vi, theo lý giải của phái TVG Thiên lương nếu người nào an mệnh tại cung có sao Tuế phá, xung chiếu với cung thiên di có sao Thái tuế, thì người đó thường hay bất mãn chống đối, sinh bất phùng thời, v.v. Ðể kiểm chứng hiện tượng trên, người viết chọn một lá số thí dụ để cho cung mệnh có được sao tuế phá: Người tuổi Canh-Thìn (1940), sinh tháng 9, giờ Tý, mệnh an ở cung tuất. Sauđó, dùng cách định vị trí của các hành tinh vào thời điểm nói trên, thì thấy rằng vị trí trên mặt đất vào giờ đó đối diện thẳng với sao Mộctinh, và ở vị trí gần nhất, theo hình vẽ sau:
Dựa vào hình vẽ trên cho thấy người sinh tháng 9 giờ Tý và người sinh tháng ba giờ Ngọ đều an mệnh tại cung Thìn và có cùng sao Tuế phá tại mệnh. Khác biệt duy nhất của hai trường hợp trên là chỉ có người sinh tháng 9 mới chịu ảnh hưởng hoàn toàn của Tuế phá, trong khi người sinh tháng 3 thì ngược lại không ảnh hưởng tí nào vì nhờ mặt trời che hoàn tòan! Một yếu tố có thể là do ảnh hưởng của sóng từ trường quá nhiều từ mộc tinh, nên não bộ của đứa bé lớn lên sẽ có khuynh hướng phát triển nhiều, thuộc loại thông minh hơn người, và thường đưa đến trường hợp chống đối những chuyện chướng tai gai mắt, nên dễ đưa đến bất mãn vì không hùa theo với người được (trường hợp của Cao Bá Quát trong lịch sử). Mặt khác có thể do thiếu giáo dục và hướng dẫn, dễ kết bè đảng với kẻ xấu (Kiếp, Không, Sát Phá Tham hãm địa) thành tay đạo tặc gian hùng v.v. Nên nhớ là những tay đạo tặc gian hùng có tiếng tăm phần đông đều thuộc loại thông minh hơn người rất nhiều !
Hai hành tinh gần mặt trời nhất cũng có thể làm cơ sở để an một số sao trong Tử vi. Kimtinh (Venus) có chu kỳ 0.61 và quay trở lại vị trí cũ (khoảng chừng 5 vòng) cho mỗi 3 năm tròn của trái đất, nên có một số sao trong Tử vi chỉ an theo ba (3) nhóm gồm: Thìn Tuất Sửu Mùi (Tứ mộ), hay Dần Thân Tỵ Hợi và Tý Ngọ Mão Dậu.
Ðặc biệt Thủy tinh (Mercury) quay quanh mặt trời quá mau, cứ mỗi ba tháng làm 1 vòng, trong khi trái đất cứ ba tháng lại di chuyển một phần tư (1/4) vòng chung quanh mặt trời, nên theo vị trí tương đối của người đứng quan sát từ mặt đất sẽ thấy như Thủy tinh chỉ di chuyển trong 4 vị trí chia đều trên vòng tròn (vì tầm nhìn quan sát bị gián đoạn không liên tục, do vị trí của Thủy tinh quá gần mặt trời). Phải chăng vì vậy mà sao Thiên Mã và một số sao khác chỉ an trong 4 cung thuộc trong 3 nhóm trên (?)
Những gì vừa được trình bày cho thấy mặc dù khoa Tử vi đẩu số không được hoàn hảo và còn nhiều nghi vấn theo tiêu chuẩn khoa học hiện đại, nhưng dám chắc rằng đó chính là biểutượng cho tinh hoa của nền văn minh Ðông phương, một thời rạng rỡ đã qua trong thiên niên kỷ đầu tiên của nhân loại, và hy vọng sẽ có ngày trở lại trong vinh quang của thiên niên kỷ thứ ba này.
Nguyễn Cường
Sacto 1/ 2003