Nguyên lý Dịch số
Số là sự thăng hoa của Tượng, Dịch số bắt nguồn từ Dịch tượng, hào số trong Dịch là tổ của vạn số.
Dịch số bao gồm Thiên số và Địa số – số của Đại diễn, số của kỳ – ngẫu (số lẻ – chẵn), và nội dung của tứ đại sinh thành số (bốn số lớn sinh thành). Trong đó Dịch số Hà Lạc có nội hàm quan trọng trong khoa học sinh mệnh.
Sự kết hợp giữa Dịch tượng và Dịch số có ý nghĩa quan trọng về phương diện đi sâu làm sáng tỏ Dịch lý. Số là điểm cơ bản của Khoa học tự nhiên, khi ứng dung về mặt chiêm phệ của tượng – số còn được gọi là “thuật số học”, là hạt nhân của văn hóa chiêm phệ, sự tương bổ tương thành giữa tương – số và thuật số đều là hạt nhân của Dịch học.
Đặc điểm tượng – số của Dịch là thông qua tượng – số, phân tích làm sáng tỏ Dịch lý. Trong quá trình từ Tượng đến Số, từ Số đến Lý, về khách quan đã thúc đảy tư duy hình tượng đến tư duy trừu tượng, còn được gọi là Huyền học của tư duy Cổ đại. Dịch số không những có tác dụng quan trọng đối với sự phát triển của Dịch tượng, mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của Dịch lý. Quy luật phát triển giữa hai bộ môn đó với nhau là: Dịch số bắt nguồn từ Tượng lại phát triển Tượng lên; Dịch số ra đời từ Lý lại thúc đẩy cho Lý phát triển. Ba bộ môn Số – Tượng – Lý tương phản tương thành, cùng chung kích thích sự phát triển của Dịch học và Khoa học tự nhiên.
THIÊN SỐ VÀ ĐỊA SÔ CỦA DỊCH
Nội hàm số Thiên Địa của Dịch là lấy số thiên địa để chứng minh nguyên lý hợp nhất của Thiên Địa, mục đích dùng để chứng minh quy luật tự nhiên của Vũ trụ, như viết: “Thiên nhất, địa nhị, thiên tam địa tứ; thiên ngũ địa lục, thiên thất địa bát; thiên cửu địa thập”.
Khái niệm “cực” trong Dịch là nói đến cái bản nguyên của Thiên Địa, như Dịch truyện – Hệ từ nói: “Hữu thiên địa, nhiên hậu vạn vật sinh yên” (Có trời đất, sau mới sinh ra vạn vật), nên Dịch bàn về số là chủ ý lấy Số để chứng minh sự biến hóa vận động của Thiên Địa. Dịch truyện – Hệ từ viết: “Thiên số ngũ, địa số ngũ, ngũ vị tương đắc nhi các hữu hợp. Thiên số nhị thập hữu ngũ, địa số dĩ thành biến hóa nhi hành quỷ thần dã”.
Lấy Thiên số và Địa số làm tiêu chí trong quá trình tiêu trưởng của Dịch, đặc biệt là lấy sự nghịch – thuận của âm dương của số, để làm tiêu chí mất còn của âm dương thiên địa, như Dịch – Thuyết quái viết: “Số vãng giả thuận, tri lai giả nghịch, thị số dịch số nghịch dã”.
Gọi là nghịch – thuận của Số, là chỉ vãng – lai của Số; “vãng” là số tả huyền (xoay sang trái), thuận thiên nhi hành nên viết thuận; “lai” là số xoay chuyển song hữu (phải) nghịch thiên nhi hành nên viết nghịch. Cho nên, thuận số tượng trưng cho dương sinh âm trưởng, nghịch số tiêu chí âm trưởng dương tiêu. Như trong Tiên thiên bát quái phương vị đồ của Phục Hy, các quẻ Càn Đoài Ly Chấn của nửa vòng bên trái, thì lấy tả huyền vi thuận, tượng trưng cho dương trưởng âm tiêu. Ngược lại, với nửa vòng tròn bên phải, các quẻ Tốn Khảm Cấn Khôn dịch chuyển về bên phải, thể hiện dấu hiệu âm trưởng dương tiêu. Đúng như Chu Hi đã viết: “thiên tả hành, hữu địa tuyền” (Trời đi về phía trái, đất xoay về phía phải).
Thứ tự thuận của Bát quái là từ phải sang trái, tức do: Khôn, Cấn, Khảm, Tốn, Chấn, Ly, Đoài, Càn; cho nên dương sinh xoay vòng sáng trái (tả) theo thiên thời, âm trưởng đi theo sang vòng bên phải (hữu), tương phản đúng hướng tốt. Bởi vậy Dịch viết: “dịch chi số do nghịch như thành hĩ” (số của Dịch do ngược lại mà thành). Vậy tức là “Dịch” lấy sự nghịch thuận của số, để chứng minh giải thích mối quan hệ mật thiết giữa bát quái định vị với thiên địa vận hành, phản ánh bối cảnh thiên văn của bát quái.
Dịch lấy Thiên số Địa số để tượng trưng cho Tứ tượng lão dương, lão âm, thiếu dương, thiếu âm là Thái cực tứ tượng. Căn cứ theo nguyên lý thái cực thái cực âm dương tiêu trưởng, số tứ tượng tiêu chí cho bốn giai đoạn của thiên địa âm dương tiêu trưởng. Tức lấy 6 làm số lão âm, tượng trưng cho cực của địa âm; lấy “7 số” làm số thiếu dương đại biểu số khởi đầu của thiên dương; lấy “9 số” làm số lão dương tiêu chí cho cực của thiên dương, lấy 8 làm số thiếu âm tượng trưng cho số khởi đầu của địa âm. Dịch truyện lại tiến thêm một bước ứng hợp giữa tứ tượng số và hào số với nhau, để dùng trong chiêm phệ bói toán.
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THIÊN SỐ VÀ ĐỊA SỐ
Thiên số và Địa số trong quá trình phát triển, quan trọng nhất là Trần Đoàn thời Bắc Tống, ông lập thuyết của yếu lấy Thiên số và Địa số của Dịch, làm cơ sở để thông biến với Hà đồ và Lạc thư. Trông “Long đồ tam biến” nổi tiếng, Trịnh Huyền đã xây dựng học thuyết sáng tỏ về sự diễn biến của hình Hà đồ – Lạc thư, tức là ông đã dung hợp được giữa Thiên số và Địa số của Dịch, thêm nữa là Kỳ số và Ngẫu số với Ngũ hành sinh thành số, có nghĩa là độ nhị biến, đem số của “ngôi vị” hợp với thiên số và địa số trong đệ nhất bất biến, thành số dĩ hợp thiên địa, đã thể hiện ý nghĩa sâu xa sự tượng hợp thiên địa, hàm ẩn số thiên địa của Dịch. Trong “long đồ tam biến” của Trần Đoàn, đã làm nổi bật mối quan hệ thiên số với địa số và âm dương số, đúng như trong Tống văn giám –Long đồ tự – Đồ tam biến đã nói: “Hậu ký hợp dã; thiên nhất cư thượng vị đạo chi tông, địa lục cư hạ vị địa chi bản; thiên tam địa nhị địa tứ vi chi dụng. Tam nhược tại dương tắc tỵ (tránh) cô âm, tại âm tắc tỵ quả (thiếu, ít) dương”. (Sau đã được tổng hợp lại: trời là số 1 làm tôn chỉ của đạo. Đất làm số 6 đặt làm gốc của quả đất. Thiên 3, địa 2, địa 4 đều vận dụng vào. Số 3 nếu ở tại dương thì số âm tránh được sự sô độc, còn ở tại âm thì số dương tránh được cô quả”.
Lưu Mục trên cơ sở của Trần Đoàn, lại tiến hành tái tạo thêm, phát triển số thiên địa thành ngũ hành sinh thành số. Có nghĩa là phân biệt Long đồ thiên số địa số với ngũ hành sinh thành số tương kết hợp, sáng tạo nên “Hà Lạc ngũ hành sinh thành số” nổi tiếng. Như viết: “Đó là số ngũ hành sinh thành. Thiên nhất sinh thủy, địa nhị sinh hỏa, thiên tam sinh mộc, địa tứ sinh kim, thiên ngũ sinh thổ. Đó là số sinh vậy. Như vậy thì số dương không có số để hợp, số âm sẽ không gặp may. Cho nên, địa lục thành thủy, thiên thất thành hỏa, địa bát thành mộc, thiên cửu thành kim, địa thập thành thổ. Dẫn đến là số âm dương đều có sự hòa hợp và may mắn, như vậy vật sẽ đắc thành, nên được gọi là thành số”.
SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA THIÊN SỐ VÀ ĐỊA SỐ
Số thiên địa của Dịch là mẫu của vạn số, có mối quan hệ mật thiết với ngũ hành sinh thành số, âm dương kỳ ngẫu số, đại diễn phệ số. Thiên số và Địa số là cơ sở của ngũ hành sinh thành số, là sản vật kết hợp giữa thiên địa số và ngũ hành của Dịch, Dịch truyện – Hệ từ viết: “Thiên nhất địa nhị, thiên tam địa tứ, thiên ngũ địa lục, thiên thất địa bát, thiên cửu địa thập”. Hán thư – Ngũ hành chí viết: “Thiên dĩ nhất sinh thủy, địa dĩ nhị sinh hỏa, thiên dĩ tam sinh mộc, địa dĩ tứ sinh kim, thiên dĩ ngũ sinh thổ”. Dịch số câu ẩn đồ viết: “Thiên nhất sinh thủy, địa nhị sinh hỏa, thiên tam sinh mộc, địa tứ sinh kim, thiên ngũ sinh thổ, địa lục thành thủy, thiên thất thành hỏa, địa bát thành mộc, thiên cửu thành kim, địa thập thành thổ”.
Hơn nữa sự tương hợp của số thiên địa trong “Long đồ tam biến” của Trần Đoàn, cũng bắt nguồn từ Dịch truyện – Hệ từ viết: “Thiên số ngũ, địa số ngũ, ngũ vị tương đắc như các hữu hợp, biến hóa nhi hành quỷ thần dã”. Lại viết “Trên trời là số 1, dưới đất là số 5, vị trí số 5 tương đắc sẽ có sự hòa hợp nhau, sẽ có sự biến hóa mà làm thành quỷ thần vậy”.
Dịch lấy thiên số làm kỳ số là dương số; lấy địa số làm ngẫu số là âm số, từ đó mà đặt cơ sở cho kỳ ngẫu âm dương số. Như trong thiên địa số của Dịch truyện – Hệ từ viết: “Phàm thiên số đều là kỳ số, địa số đều là ngẫu số. Lấy thiên làm đương, lấy địa làm âm”, qua đây ta thấy mối quan hệ sâu xa giữa kỳ ngẫu âm dương số của Dịch với thiên địa số.
Số 50 của Đại diễn là số diễn giả, dùng để chiêm phệ Dịch, đồng thời cũng có mối quan hệ mật thiết với số thiên địa của Dịch. Bởi vì số Đại diễn là cơ sở để lấy thiên số và địa số hợp ngũ phương mà diễn giả vạn số. Hơn nữa số Đại diễn cũng thoát thai từ số thiên địa của Dịch. Đúng như Dịch truyện – Hệ từ viết: “Đại diễn chi số ngũ thập … thiên số nhị thập hữu ngũ, địa số tam thập. Phàm thiên địa chi số ngũ thập hữu ngũ, thử số dĩ thành biến hóa nhi hành quẻ thần dã”.
KỲ SỐ VÀ NGẪU SỐ CỦA DỊCH
Lấy kỳ số và ngẫu số tượng trưng thiên địa, được khởi nguồn từ tứ tượng pháp thiên địa mà có, từ phản ánh bắt nguồn ở tượng của số, nói rõ tính vật chất của Dịch số. Như Dịch – Thuyết quái viết: “Tham thiên lưỡng địa nhi kỳ số”, tham tức là số 3 là kỳ số (số lẻ); lưỡng tức là số 2 là ngẫu số, “tham thiên lưỡng địa” tức là để gọi thiên kỳ địa ngẫu, thiên dương địa âm, cũng có nghĩa là để giám sát cả trời đất. Ý tứ của toàn câu là lấy số âm dương kỳ ngẫu để nắm chắc độ số của thiên địa, thông qua Ngũ âm làm số đo trời, cụ thể là lấy âm dương của số, làm thước đo âm dương của trời đất. Cho nên nói đây là nội hàm chủ yếu của kỳ ngẫu số trong Dịch.
Kỳ số và ngẫu số làm tiêu chí cho số âm dương, được bắt nguồn gốc ở hào âm hay dương, trong đó hào dương là kỳ số, là “dương số chi phụ” (cha của số dương); hào âm là ngẫu số, là “âm số chi mẫu” (mẹ của số âm). Từ đây đặt nên mối quan hệ vững chắc giữa kỳ ngẫu số và âm dương.
Kỳ số và ngẫu số cũng biểu thì cho sự “hư – thực”, vẫn bắt nguồn từ hào âm dương, trong đó ngẫu số là “hư”, kỳ số là “thực”. Nội hàm hư thực của kỳ ngẫu số cũng được phản ánh ở Bát quái, như quẻ Ly là trung hư, quẻ Khảm là trung mãn. Cho nên trong Thái cực đồ, điểm trắng kỳ số tượng trưng cho thực, điểm đen ngẫu số tượng trưng cho hư.
Kỳ số và Ngẫu số là nội dung của Dịch số, có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của Dịch học, cũng như đối với các bộ môn triết lý, vật lý và sự lý.
Đối với triết lý, được phản ánh trong mối quan hệ giữa Dịch truyện và Lão Tử. Thứ nhất, là từ góc độ của Ngẫu số tiến hành phân tích rõ sự sinh thành của Vũ trụ, như “Dịch hữu thái cực, thị sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái”. Cụ thể là sự sinh thành của Bát quái và vạn vật, thông qua kỳ số và ngẫu số của Dịch, đã phản ảnh triết lý “nhất phân vi nhị” (một chia làm đôi), nhờ sự gợi mở của triết lý này mà người đời sau đã sáng lập nên “Tiên thiên bát quái thứ tự đồ”, và “Thiên thiên lục thập tứ quái thứ tự đồ”. Hai đồ hình này đã bao hàm rõ nét nguyên lý “nhất phân vi nhị”, đã ảnh hưởng lớn đến thế hệ sau.
Ngoài ra, trên cơ sở 3 hào làm nhất quái của Dịch kinh, thì Dịch truyện còn đề xuất tư tưởng “tam tài quan” của thiên địa nhân nhất thể. Trên cơ sở này, mà người đời sau đã xây dựng lập thuyết “hàm tam vi nhất” (bao hàm 3 làm 1), như trong Tam thống lịch đời Ngụy, Mạnh Khang chú giải: “Thái cực nguyên khí, hàm tam vi nhất”, có nghĩa là lấy hai con cá mầu đen trắng đại biểu cho thiên địa, còn đường phân giới tuyến hình chữ “s” là đại biểu cho Nhân, từ đồ hình đã chỉ rõ hợp nhất tam tài thiên địa nhân.
(Dẫn theo trang khaotapdich.blogspot.com)