PHÁ QUÂN
(VƯƠNG ĐÌNH CHI ĐÀM TINH)
(Dịch và bình chú: Hà Phong)
Tiền nhân khi luận về Phá Quân đa phần là “chê trách coi thường” (贬词). “Tử Vi đẩu số toàn thư” viết: Chủ cho người bạo hung giảo trá, tính cách gian hoạt/gian xảo (奸猾), khó hòa hợp với người (lập dị), hơi một chút là làm tổn hại đến người (动辄损人), không giúp cho người hoàn thành điều tốt, mà lại giỏi trợ cho người làm điều ác ngược. Xem lục thân như giặc thù, đối xử với cốt nhục chẳng nhân nghĩa. Xem ra không có một điều nào là tốt đẹp. Tất nhiên những điều này đều là phiến diện.
Thậm chí còn nói: Gặp Thiên Phủ thì thành gian ngụy, hội Thiên Cơ thì bắt gà trộm chó. Thật là lại càng kì lạ, bởi vì trong tinh bàn thì Phá Quân vĩnh viễn không thể cùng Thiên Phủ hay Thiên Cơ tương hội.
Cái mà nói là duy có Thiên Lương có thể giải trừ tính ác, Thiên Lộc có thể giải tính cuồng, cũng cần chú ý rằng Phá Quân không thể cùng Thiên Lương tương hội, nhưng Phá Quân lại ưa gặp Lộc, Lộc Tồn hay Hóa Lộc đều tốt. Cho nên cổ nhân nhận định rằng, lục Giáp lục Quí sinh nhân là hợp cách (người sinh năm Giáp, năm Quí là hợp cách), chủ phú quí, bởi vì sinh năm Giáp thì Phá Quân hóa Quyền, sinh năm Quí thì Phá Quân hóa Lộc.
Phá Quân ưa thích nhất là đắc Lộc, rồi đến Hóa Quyền, vì cả thể bổ cứu cho khuyết điểm của Phá Quân, trở thành thượng cách.
Phá Quân ưa kiến Lộc, duy ngộ Tham Lang hóa Lộc, hoặc Tham Lam Lộc Tồn đồng độ, tất cần cẩn trọng. Nếu lúc này lại gặp Thiên Mã, thì ngược lại trở thành bại cục, Phá Quân so với các tinh diệu khác khi gặp “Lộc Mã giao trì” là khác nhau. Cổ nhân cho rằng: Phá Quân Tham Lang phùng Lộc Mã, nam phần nhiều lãng đãng, nữ phần nhiều dâm, tức là muốn nói về kết cấu này vậy.
Khảo cứu về nguyên nhân, là vì Phá Quân bản thân đã có tính chất đổi cũ thay mới (乃因破军本身已有去旧更新的性质), khi gặp Tham Lang Lộc Mã gia hội, một mặt thì làm cho Phá Quân tăng thêm tính chất biển đổi, một mặt khác lại khiến cho Phá Quân có mưu đồ cầu may mắn, cho nên biến thành không chuyên giữ một nghề, không chịu an ổn ở cục diện đã thành (一方面增加了他的变迁, 另一方面即使其人企图侥幸, 于是变成不守一业, 不安现成局面). Thời xưa, phụ nữ không có sự nghiệp riêng, chỉ là nên giữ gìn thứ đã có sẵn, (giờ đây vì Phá Quân hội Tham Lang Lộc Mã) mà thành có lòng mong điều khác/điều mới, cho nên không an ổn ở nhà, chính vì vậy mà mới nói thành “Nam đa lãng đãng, nữ đa dâm”.
Đạo xu cát tị hung, là ở chỗ khống chế khuynh hướng manh động của bản thân, nếu có thể phàm gặp sự việc gì cũng suy tính trước rồi sau mới hành động, trong những thời khắc phù hợp không miễn cường cầu biến động, thì sẽ có thể bảo toàn được trạng thái/thành quả tốt đẹp (则能持盈保泰矣).
Phá Quân tối kị lạc hãm, cho nên không ưa đóng ở 2 cung Mão Dậu. Ở 2 cung này thì Liêm Trinh Phá Quân đồng độ, và cung Dậu thì tương đối hung hiểm.
Cung Mệnh hoặc cung Thiên Di là Liêm Trinh Phá Quân tại Dậu, nếu ngộ Thiên Hình, lại còn gặp sát diệu và Hóa Kị, thì thường chủ một đời gặp trở ngại/thất bại rất to lớn hoặc gặp chuyện ngoài ý muốn (常主人生有重大的挫折或者遭逢意外). Liêm Trinh nếu như hóa Kị, càng chủ có tâm muốn tự sát. Duy rằng nếu chỉ có Liêm Trinh hóa Kị mà không gặp sao sát hình hao, lại thành phản cách, chủ cho việc có thể bạo phát, nhưng vẫn cần đề phòng nam đa lãng đãng nữ đa dâm bại (但却须防男多浪荡女多淫败), tất cần chú ý sau khi phát tài thì hãy thay đổi công việc lúc ban đầu, thì có thể tránh khỏi bạo tàn. Trong trường hợp này thì Liêm Trinh Phá Quân tại Mão lại càng rõ là như vậy (此以廉贞破军居卯宫尤然).
Phá Quân không nên gặp Văn Xương Văn Khúc, cổ nhân nói: Cùng văn tinh thủ mệnh, một đời bần sĩ, duy có tại cung Mão gặp Văn Xương (tốt hơn nữa là Văn Xương hóa Khoa) thì thuộc về phản cách, chủ cho việc đột nhiên được người khác đề bạt mà thăng chức, nhưng vẫn cần đề phòng chỗ dựa mỏng manh này bị sụp đổ (但仍须防突然冰山倒去), khó mà có được chỗ dựa lâu dài.
Phá Quân bạo phát bạo bại, trừ trường hợp tinh hệ Liêm Trinh Phá Quân đồng cung, hoặc còn có thể là tinh hệ Tử Vi Phá Quân tại Sửu Mùi.
Tuy nói rằng Phá Quân ưa gặp Tử Vi vì thành có quyền uy, nhưng vẫn chủ sau khi phát tích thì có thất bại lớn, trừ phi không gặp các sao hình sát, mà lại được bách quan triều củng, thì mới có được phú quí miên viễn.
Nếu như cát tinh hung tinh cùng đến, thì Tử Phá tại Mùi tốt hơn, còn Tử Phá tại Sửu thì phát cũng tại lưu niên mà Tử Phá thủ mệnh, mà cũng bại vì lưu niên mà Tử Phá thủ mệnh (Hà Phong: có lẽ mỗi khi lưu niên/lưu Thái Tuế thuộc vào tam phương tứ chính của Mệnh Tử Phá thì phát do cấu trúc đó, mà bại cũng do cấu trúc đó). Khi phú quí thì chỉ có thể duy trì được 12 năm. Đạo xu cát tị hung là ở chỗ dám tiến lên ở chỗ nguy hiểm, thì phú quí mới có thể được bảo tồn (趋吉避凶之道, 在于能够急流勇进, 则富贵可以保持). (Hà Phong: cần đọc lại câu cuối).
Phàm sự phát tích của Tử Phá: nếu gặp Lộc hoặc hội Hỏa Tham, Linh Tham thì chủ đột nhiên được món tài/tiền bất ngờ (主突然得意外之财); nếu hóa Quyền, hoặc gặp Xương Khúc Hóa Khoa, mà lại gặp Phụ Bật, Khôi Việt tất chủ đột nhiên được người khác đề bạt mà nâng cao địa vị xã hội, nhưng cũng đột nhiên mất đi chỗ dựa, dẫn đến địa vị không được bảo tồn.
Phá Quân và Tử Vi đồng độ, gặp cát thì có thể lấy được phú quí, duy vẫn cần chú ý làm thế nào để bảo vệ được thành quả. Còn như Phá Quân đối củng với Tử Vi Thiên Tướng thì hoàn toàn không giống vậy, lúc này lực phá hoại sẽ nhiều hơn lực sáng tạo. Người xưa khi giải thích có nói, Tử Phá đồng cung thì giống như đại tướng cầm quân mà nhận lệnh từ vị hoàng đế thân chinh ngự giá; còn như Phá Quân và Tử Tướng đối cung, lại giống như tướng ở chiến trường có thể không nhận lệnh của vua, cho nên lực phá hoại tương đối mạnh.
“Tử Vi đẩu số toàn thư” nói: Ưa gặp Tử Vi, có uy quyền chính là nói về Tử Phá đồng cung; lại nói: Gặp Tử Vi, mất uy quyền tức là nói về Phá Quân đối củng với Tử Vi vậy. (Bản in hiện nay viết là, đồng cung với Tử Vi, mất quyền uy, là nhầm lẫn).
Phá Quân khi ở 2 cung Thìn Tuất, do vì đối củng với Tử Vi, nên tự mình thường có tao ngộ bất hạnh, gặp sát thì chủ tàn tật hoặc bệnh hoạn triền miên, duy là sinh lực, mệnh lực rất mạnh (唯生命力极强), lại có khí chất nghệ thuật, nếu gặp Lộc, thì cũng có thể lấy được phú quí.
Tại 2 cung Dần Thân, Phá Quân độc tọa, đối cung là Vũ Khúc Thiên Tướng. Dần Thân là nơi hãm địa của Phá Quân (bản in trên thị trường nhầm thành bình hòa), cho nên cùng với Phá Quân tại Mão Dậu tương đồng, chủ ly hương lập nghiệp, hoặc có hai cha mẹ (或且两重父母 – chỉ cha mẹ tái giá, hoặc giả có cha mẹ nuôi).
Nếu Hỏa Linh đồng độ, một đời duyên mỏng với lục thân, bôn ba lao lục, duy có cách thuận theo hoàn cảnh thì mới được an hưởng, nhưng vẫn là gặp việc gì thì cũng phải tự một mình đảm đương lấy (仍须凡事亲力亲为).
Nếu gặp Vũ Khúc hóa Kị, thì tất tiền bạc được mất (luôn luôn như vậy), hoặc chủ một đời vì thiếu sự hỗ trợ về tài lực mà không thể đạt được lý tưởng. Nếu sát diệu nặng, thì một đời chạy đông chạy tây/một đời làm gì cũng thất bại đổ vỡ (则一生东倾西倒).
Phàm Phá Quân đồng độ với Hỏa Linh, Tham Lang tới giáp hội, thì không hình thành cách Hỏa Tham, Linh Tham, là vì Phá Quân chịu sự ảnh hưởng của Hỏa Linh, cho nên dù phát tích cũng phải trải qua gian khổ, mà lại còn trong lúc có ý đồ tiến lên thêm một bước, thường lại đưa tới việc phá tài.
Khi Linh Tinh Kình Dương đồng độ, lại càng chủ việc sắp thành lại bại (尤其主事之功败垂成), nên an phận thủ thường, làm công ăn lương vậy.
“Thái Vi phú” có nói: (破军暗曜共乡, 水中作冢) Phá Quân ám diệu đồng cung, thủy trung tác trủng (trủng: mồ mả). Trong đẩu số thì Cự Môn là ám diệu, cho nên thường bị cho là khi Phá Quân và Cự Môn đồng cung, chủ về việc có tai nạn sông nước.
Nhưng mà ở trong tinh bàn Tử Vi, Phá Quân vĩnh viễn không thể đồng cung với Cự Môn. Cho nên cách nói Phá Quân Cự Môn này, hiển nhiên là sai lầm. Người hiểu khẩu quyết này, phần nhiều coi là bí mật trọng đại, không dễ mà tiết lộ.
Trên thực tế thì khẩu quyết của Trung Châu phái là: Phá Quân và Văn Khúc đồng độ ở nơi Thủy vực, tàn tật li hương, tức là nói Phá Quân tại 3 cung Hợi Tí Sửu. Hợi Tí Sửu là phương Bắc thuộc Thủy, cho nên gọi là Thủy vực. Vì vậy cách nói của Thái Vi phú, thực ra nên đọc thành: Phá Quân ám diệu đồng độ ở Hợi Tí Sửu, tác trủng (破军暗曜共乡水中, 作冢). Lúc này thì tác trủng (作冢) là chỉ đương số giống như là sống ở nơi mồ mả, đa phần là tối tăm mờ mịt (Hà Phong: hãy hiểu theo nghĩa bóng).
Cái gọi là ám diệu, trên thực tế là chỉ Văn Khúc hóa Kị vậy. Văn Khúc hóa Kị gọi là ám diệu, người thường không thể biết điều này.