• LÁ SỐ TỬ VI
  • LÁ SỐ TỨ TRỤ
  • LẬP QUẺ DỊCH
  • LỊCH VẠN SỰ
  • TUỔI HỢP-TÊN HAY-SỐ ĐẸP
Học viện lý số
Advertisement
  • GIỚI THIỆU
  • Bát tự không cân bằng
  • Gieo quẻ mai hoa
  • PHẦN MỀM
    • Lá số Tử vi
    • Lá số tứ trụ
    • Lập quẻ dịch
    • Xem ngày tốt xấu
    • Xem số điện thoại
  • NGHIÊN CỨU
    • Phong thủy
    • Dịch học
    • Tử vi đẩu số
    • Văn hóa – Tín ngưỡng
    • Tướng pháp
    • Trạch nhật
  • Lưu trữ lá số
  • Liên hệ
  • Chính sách bảo mật
No Result
View All Result
  • GIỚI THIỆU
  • Bát tự không cân bằng
  • Gieo quẻ mai hoa
  • PHẦN MỀM
    • Lá số Tử vi
    • Lá số tứ trụ
    • Lập quẻ dịch
    • Xem ngày tốt xấu
    • Xem số điện thoại
  • NGHIÊN CỨU
    • Phong thủy
    • Dịch học
    • Tử vi đẩu số
    • Văn hóa – Tín ngưỡng
    • Tướng pháp
    • Trạch nhật
  • Lưu trữ lá số
  • Liên hệ
  • Chính sách bảo mật
No Result
View All Result
Học viện lý số
No Result
View All Result
Home Dịch học 64 quẻ Kinh Dịch

Quẻ Địa Sơn Khiêm

Trung Hoàng by Trung Hoàng
Tháng 5 19, 2020
in 64 quẻ Kinh Dịch, Dịch học
0
Quẻ Địa Sơn Khiêm
0
SHARES
1.4k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter
Đánh giá post

Quẻ Địa Sơn Khiêm

Thượng quái là Khôn, Hạ quái là Cấn

Quái từ: Khiêm, hanh, quân tử hữu chung

Ý nghĩa: Khiêm tượng trưng cho sự khiêm tốn, khiêm nhường, sự khiêm nhường giúp cho mọi việc hanh thông, người quân tử giữ được đức “Khiêm” dù hiện tại là tốt hay xấu thế nào cũng sẽ đạt được thành tựu về sau.

Quẻ Địa Sơn Khiêm

Tượng: “Địa trung hữu sơn, khiêm. Quân tử dĩ bầu ba ích quả, xứng vật bình thí.”

Trong đất có núi là hình tượng quẻ khiêm. Quân tử quy tụ chỗ nhiều rồi bổ sung cho chỗ ít, phát triển toàn diện, tu bổ những điểm còn thiếu sót, không thiên lệch bên nào, không tự mãn với những thứ có sẵn, khiêm tốn học hỏi để hoàn thiện những điều chưa vẹn toàn.

Sơ lục: Khiêm khiêm quân tử, dụng thiệp đại xuyên, cát.

Hào sơ âm động (1): quân tử luôn giữ sự khiêm nhường, đã khiêm nhường rồi còn khiêm nhường thêm nữa, thì có thể cùng nhau vượt qua sông lớn, tốt đẹp.

Quẻ khôn động hào 1 thì có thể biến thành quả Minh Di, Minh Di là quẻ “lợi gian trinh” phải hành xử theo cách khó khăn, cẩn trọng thì mới có thể đạt được những kết quả tốt đẹp, nếu lộ ra thì không tốt, vì vậy quân tử ở đây phải nhẫn nại, kiên trì dùng sự khiêm tốn, khiêm nhường ở mức cao nhất để học tập, để được người khác chỉ bảo, giúp đỡ thì sẽ có kết thúc tốt đẹp.

Lục nhị: Minh khiêm, trinh cát

Hào hai âm động: Đức khiêm tốn sáng tỏ, được mọi người biết đến ngưỡng mộ, vững tâm theo con đường đã chọn, được cát lành.

Quẻ khiêm động hào 2 sẽ biến thành quẻ Thăng, quẻ Thăng trong “bạch thư chu dịch”(2) chép là quẻ “đăng”, “thăng” là tiến lên trên, “đăng” cũng có nghĩa tương đồng. Ở thời của hào này có người dẫn đường để noi theo (hào 3) nên cứ giữ được lý tưởng của mình mà tiến lên thì có lợi.

Cửu tam: Lao khiêm, quân tử hữu chung, cát

Hào 3 dương động: miệt mài, nỗ lực để giữ vững sự khiêm tốn, khiêm nhường của mình bất chấp sự cám dỗ của môi trường xung quanh, quân tử sẽ thành đạt về sau, tốt.

Hào 3 động biến thành quẻ Khôn, quẻ khôn có sức mạnh, sự bền bỉ như con ngựa cái, tuy mạnh mà không phô trương, tuy có công mà không đòi hỏi, khi bị áp bức đến cùng cực thì đấu tranh chính nghĩa, đó là gốc của sự miệt mài, nỗ lực (lao).

Lục tứ: Vô bất lợi, huy khiêm

Hào 4 âm động: không có gì là bất lợi, hãy tiếp tục phát huy tính khiêm thêm nữa.

Hào 4 động sẽ hóa quẻ Tiểu Quá, quẻ Tiểu quá có tiểu tượng: phi điểu chi di âm, bất nghi thượng, nghi hạ đại cát – con chim bay để lại tiếng kêu: đừng lên cao, xuống thấp mới tốt hơn. Trong thời của hào này hãy tiếp tục phát huy tính khiêm hơn nữa, để mình dưới thấp mà học hỏi, mà hoàn thiện, đừng vội vàng thấy 1 chút thành công mà tiến lên chuốc họa vào thân, ở dưới thì mới tốt hơn.

Lục ngũ: Bất phú dĩ kỳ lân, lợi dụng xâm phạt, vô bất lợi

Hào 5 âm động: nhân lúc nước bên cạnh bị nghèo đói, cướp phá, lợi dụng sang xâm phạt thì không gặp nhiều trở ngại.

Hào 5 động biến quẻ Thủy Sơn Kiển, Kiển là khó khăn, trở ngại, mệt mỏi, đại nhân xuất hiện lúc này thì có lợi. Gặp thời bất lợi thì đức Khiêm sẽ phát huy được ưu thế, khiêm tốn để tránh địch, để “dĩ dật đãi lao”, đợi thời kỳ khủng hoảng, đợi lúc đối phương mỏi mệt thì ra tay thâu tóm. Theo Trương Thiện Văn – Hoàng Thọ Kỳ giảng thì đại ý: “nếu liên kết với người khác cùng thảo phạt thì không gì là bất lợi” – cách giảng này trên nghiệm lý cá nhân người viết bài này thấy cũng đáng được tham khảo(3).

Thượng lục: Minh khiêm, lợi dụng hành sư, chinh ấp quốc.

Hào 6 âm động: Đức khiêm tốn sáng tỏ, được mọi người biết đến ngưỡng mộ, mạnh dạn dẫn quân chủ lực đi chinh phạt (chiếm đóng) các nước.

Hào 6 quẻ Khiêm động biến quẻ Khiêm thành quẻ Cấn, quẻ Cấn là quẻ giữ yên ổn, trong thời cuối của quẻ Khiêm, Khôn là đám đông loạn lạc, thiếu chủ kiến, người giữ được đức Khiêm thể hiện thành tựu của mình nhờ đó bằng sức mạnh khống chế giúp đám đông được bình ổn, đấy chính là gian thần thời loạn. Giảng quẻ Cấn có người giảng là lùi bước, Bạch Thư Chu Dịch chép:” Căn kỳ bắc, bất hoạch kỳ thân, hành kỳ đình, bất kiến kỳ nhân, vô cữu” tôi kết hợp tham khảo ý nghĩa của các hào từ khác (4) mà hiểu đoạn văn này như sau: giữ ổn định cái lưng, giữ được bản chất vốn có của mình, cho dù bản thân biến đổi ra sao, người xung quanh có ủng hộ hay không, thì cũng không có gì là đáng lo cả. Các tính chất tương tự cũng sẽ thấy được ở những quẻ khác.

Ngoài ra hào 6 và hào 2 đều có nhắc đến “minh khiêm” do sự tương thông giữa 2 hào này với hào dương duy nhất là hào 3, điều này cũng xuất hiện tương tự như ở quẻ Lý.

Kết luận: Theo quan điểm của Kinh Dịch, khiêm tốn không phải là hạ thấp mình, mà hoàn thiện từ những điều nhỏ nhất, khiêm tốn cũng không phải là thiếu tham vọng, mà từng bước nhỏ kiên nhẫn để đạt được thành tựu cuối cùng. Bất chấp những quan điểm áp đặt, thì Dịch vẫn có những phát biểu của riêng mình, tốt hay xấu phần nào còn do chủ quan người đọc.

Chú thích:

(1) Nhiều sách chỉ viết là lục là hào âm, cửu là hào dương, dựa theo phương pháp Bói cỏ thi thì cách diễn đạt này chưa thực sự đủ ý, cửu (9) là thái dương – dương động, lục (6) là thái âm, âm động, bảy là thiếu dương, tám là thiếu âm mới là dương tĩnh và âm tĩnh.

(2) Các phần dịch Bạch Thư Chu Dịch được tham khảo từ sách Kinh Dịch cấu hình tư tưởng Trung Quốc của hai tác giả TS. Dương Ngọc Dũng – Lê Anh Minh

(3) Các lập luận dựa trên chứng cứ đáng tin cậy mới là quan trọng chứ không phải là kinh nghiệm cá nhân. Vì vậy các ghi chép của cá nhân người viết bài chỉ có giá trị tham khảo.

(4) Quẻ Tiệm hào 5: “hồng tiệm vu lăng, phụ tam tuế bất dựng, chung mạc chi thắng, cát” (chim hồng bay đến đậu trên gò cao, người đàn bà 3 năm không có con, cuối cùng cũng được đoàn tụ, tốt); Quẻ Lữ hào 4: “Lữ vu xử, đắc kỳ tư phủ, ngã tâm bất khoái” (Lữ khách trong quán trọ, tìm được tiền bị mất, nhưng lòng vẫn không vui); Quẻ Bí hào 1: “xả xa nhi đồ” (bỏ xe lớn đi bộ); Quẻ Cổ hào 2: “Can mẫu chi cổ, bất khả trinh” (uốn nắn sửa chữa cho mẹ, giữ cho đúng đắn để chờ thời).

Tài liệu tham khảo:

  • sách Kinh Dịch cấu hình tư tưởng Trung Quốc của hai tác giả TS. Dương Ngọc Dũng – Lê Anh Minh.
  • Tự Điển Chu Dịch – tác giả Trương Thiện Văn.
  • Kinh Dịch Đạo người quân tử – tác giả Nguyễn Hiến Lê.

 

Hoàng Trung

Tags: 64 quẻ kinh dịch
Previous Post

CHƯƠNG TRÌNH LUẬN GIẢI HỮU DUYÊN

Next Post

THÔNG TIN HỌC TƯỚNG PHÁP – Vũ Trọng Nhân

Trung Hoàng

Trung Hoàng

Related Posts

Một số điều cần lưu ý khi nhập môn Độn Giáp
Dịch học

Một số điều cần lưu ý khi nhập môn Độn Giáp

Tháng 8 30, 2024
Vì sao nên gọi người xem quẻ Dịch là “Bốc Sư” (Thầy Bói)
64 quẻ Kinh Dịch

Gieo Mai Hoa luận Lục Hào

Tháng 8 28, 2024
Vì sao nên gọi người xem quẻ Dịch là “Bốc Sư” (Thầy Bói)
Dịch học

Bàn về Nhật thần và Nguyệt lệnh trong Bói dịch

Tháng 8 28, 2024
Vì sao nên gọi người xem quẻ Dịch là “Bốc Sư” (Thầy Bói)
Dịch học

Vì sao nên gọi người xem quẻ Dịch là “Bốc Sư” (Thầy Bói)

Tháng 8 26, 2024
64 quẻ Kinh Dịch

QUẺ 64: HỎA THỦY VỊ TẾ

Tháng 8 14, 2022
QUẺ 63: THỦY HỎA KÝ TẾ
64 quẻ Kinh Dịch

QUẺ 63: THỦY HỎA KÝ TẾ

Tháng 8 14, 2022
Next Post
THÔNG TIN HỌC TƯỚNG PHÁP – Vũ Trọng Nhân

THÔNG TIN HỌC TƯỚNG PHÁP - Vũ Trọng Nhân

Stay Connected test

  • 139 Followers
  • 87.2k Followers
  • 191k Subscribers
  • 23.9k Followers
  • 99 Subscribers
  • Trending
  • Comments
  • Latest
Gieo quẻ Mai Hoa miễn phí

Gieo quẻ Mai Hoa miễn phí

Tháng 5 9, 2024
Thiết kế phong thủy

#1 Lá số Tứ trụ ( Lá số Bát tự )

Tháng 5 5, 2024
Lá số Tử vi

Phần mềm lập Lá số tử vi

Tháng 5 5, 2024

BÓI QUẺ LỤC HÀO – GIEO QUẺ HỎI VIỆC

Tháng 5 5, 2024
Hỗ trợ tạo biểu đồ vận mệnh (theo Tử vi đẩu số) miễn phí

Hỗ trợ tạo biểu đồ vận mệnh (theo Tử vi đẩu số) miễn phí

26

Tử Vi Thứ Bảy Ngày 20 Tháng 05 Năm 2017 Cho Các Con Giáp

7

Kỳ môn độn giáp Excel

3
Gieo quẻ Mai Hoa miễn phí

Gieo quẻ Mai Hoa miễn phí

3
Một số điều cần lưu ý khi nhập môn Độn Giáp

Một số điều cần lưu ý khi nhập môn Độn Giáp

Tháng 8 30, 2024
Vì sao nên gọi người xem quẻ Dịch là “Bốc Sư” (Thầy Bói)

Gieo Mai Hoa luận Lục Hào

Tháng 8 28, 2024
Vì sao nên gọi người xem quẻ Dịch là “Bốc Sư” (Thầy Bói)

Bàn về Nhật thần và Nguyệt lệnh trong Bói dịch

Tháng 8 28, 2024
Vì sao nên gọi người xem quẻ Dịch là “Bốc Sư” (Thầy Bói)

Vì sao nên gọi người xem quẻ Dịch là “Bốc Sư” (Thầy Bói)

Tháng 8 26, 2024

Recent News

Một số điều cần lưu ý khi nhập môn Độn Giáp

Một số điều cần lưu ý khi nhập môn Độn Giáp

Tháng 8 30, 2024
Vì sao nên gọi người xem quẻ Dịch là “Bốc Sư” (Thầy Bói)

Gieo Mai Hoa luận Lục Hào

Tháng 8 28, 2024
Vì sao nên gọi người xem quẻ Dịch là “Bốc Sư” (Thầy Bói)

Bàn về Nhật thần và Nguyệt lệnh trong Bói dịch

Tháng 8 28, 2024
Vì sao nên gọi người xem quẻ Dịch là “Bốc Sư” (Thầy Bói)

Vì sao nên gọi người xem quẻ Dịch là “Bốc Sư” (Thầy Bói)

Tháng 8 26, 2024
Học viện lý số

Sẻ chia tri thức Cha Ông

Follow Us

Liên kết

  • Học quán Sơn Chu
  • Bốc Dịch
  • Vũ Phác

Recent News

Một số điều cần lưu ý khi nhập môn Độn Giáp

Một số điều cần lưu ý khi nhập môn Độn Giáp

Tháng 8 30, 2024
Vì sao nên gọi người xem quẻ Dịch là “Bốc Sư” (Thầy Bói)

Gieo Mai Hoa luận Lục Hào

Tháng 8 28, 2024
  • About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact

© 2021 Học viện Lý số. DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • GIỚI THIỆU
  • Bát tự không cân bằng
  • Gieo quẻ mai hoa
  • PHẦN MỀM
    • Lá số Tử vi
    • Lá số tứ trụ
    • Lập quẻ dịch
    • Xem ngày tốt xấu
    • Xem số điện thoại
  • NGHIÊN CỨU
    • Phong thủy
    • Dịch học
    • Tử vi đẩu số
    • Văn hóa – Tín ngưỡng
    • Tướng pháp
    • Trạch nhật
  • Lưu trữ lá số
  • Liên hệ
  • Chính sách bảo mật

© 2021 Học viện Lý số. DMCA.com Protection Status