Sau bài này bạn sẽ có thể phát hiện tố chất tiềm năng của 1 người có thông minh hay không qua việc quan sát trán của người đó. Xin lưu ý là tố chất nhé, chúng ta cần đánh giá về tổng thể gương mặt, cũng như tham khảo môi trường giáo dục mới kết luận đc. Thật ra thì chúng ta qua quan sát cũng thấy được 1 phần quá trình chăm sóc và giáo dục mà người đó nhận được. Nói là trán nhưng đúng ra là chúng ta quan sát phần thượng đình tức là phần trên của khuôn mặt. Là khu vực phía trên của lông mày. Chúng ta sẽ quan sát các yếu tố sau: chiều cao và chiều rộng của trán chiều cao và chiều rộng của phần sọ sự đầy đặn của hộp sọ và nguy cơ xuất hiện các khoảng lõm chiều cao và hình dáng của đường chân tóc các đường nhăn của chán 1, tại sao kích thước chung của hộp sọ lại quan trọng? Thường thì khi sờ lên đầu chúng ta sẽ sờ vào phần trán trước, vuốt lên 1 chút sẽ có 1 điểm gờ nổi chính là phần tiếp giáp giữa trán và phần đỉnh sọ. Nhiều sách viết về việc quan sát dựa trên trán và chân tóc, nhưng thế thì chưa đủ. Bạn cần quan sát toàn diện phần đầu. Trước và sau. Bởi chu vi hộp sọ là một yếu tố quan trọng. Ví dụ thần đồng người hàn quốc Kim ung yong lúc nhỏ, có phần đầu phát triển về phía sau, nếu chỉ nhìn vào trán thì sẽ khó thấy hết. Có nghiên cứu cho thấy trẻ có chu vi hộp sọ lớn hơn thì dễ thông minh hơn. Thực tế bạn cứ quan sát nếu có 2 người chiều cao ngang nhau, người nào có đầu to hơn thì khả năng tư duy thường tốt hơn, trừ 1 số trường hợp đặc biệt. 2, độ nghiêng của đỉnh sọ Có 2 kiểu hộp sọ chính, là kiểu bình thường, ở phần trán tương đối dựng thẳng, hơi cong về đằng 1 chút, và kiểu thứ 2 là kiểu trán nhìn nghiêng hẳn về đằng sau. Trấn Thành là 1 ví dụ kiểu 1, sơn tùng là 1 ví dụ kiểu 2. Thường thì chúng ta thấy kiểu 1 phổ biến hơn kiểu 2. Người trán nghiêng kiểu 2 thường có sự thể hiện khiêm tướng, nhã nhặn, lễ phép. Và với các tính chất đó thì kiểu này rất tốt cho phụ nữ. 3, sự phát triển của ụ trán ở trán có 2 ụ xương nhô ra gọi là ụ trán, đôi khi chúng ta nhầm tưởng là chỉ có 1 vầng trán nhưng thực tế phần xương trán của tất cả mọi người đều có 2 ụ. Ví dụ quan sát trán của ông phạm nhật vượng, có 1 số góc nhìn làm ta tưởng rằng chỉ có 1 ụ trán, nhưng nhìn nghiêng 1 chút thì ta sẽ thấy trán ông ấy có 2 ụ trán. Nếu 2 ụ này nổi lên mạnh mẽ thì càng tốt. Nếu chúng to và gồ lên thể hiện phần trán được phát triển mạnh mẽ, cho thấy thân chủ có tố chất tập trung, và tư tưởng dám khác biệt. Nếu không thì cũng không sao, chỉ cần chúng đầy đặn, hài hòa và phần trán nhìn chung là cao, rộng thì vẫn đẹp, cho thấy thân chủ có tố chất tư duy tốt. Nhưng 1 điểm hết sức quan trọng khiến chúng ta cần nắm vững phần ụ trán nằm ở chỗ, giữa các điểm giáp ranh giữa chúng, và giữa chúng và những phần bên cạnh có thể xuất hiện những vệt lõm, tạo nên những vùng khuyết hãm trên trán. Tướng anh em luyện alibaba là ví dụ cho điều này, trán xuất hiện nhiều phần lồi lõm, thể hiện những nguy cơ hạn chế về tư duy, khó có thể phát triển rực rỡ được. 4, độ “dô” của trán Ca sĩ duy mạnh là 1 ví dụ về người có phần trán dô. Người trán dô có phần trán giữa phát triển vượt xa khỏi vùng xung quanh. Nhìn chung họ là những người có tính độc lập cao. Tùy vào độ dô mà sẽ có tính cá biệt khác nhau. Dô vừa vừa, và hài hòa thì là người độc lập, cá tính, biết cách thể hiện mình trước người xung quanh. Nhiều nghệ sĩ có kiểu trán này. Ví dụ 2 ca sĩ Lisa và Jenie của Blackpink. Độ Dô lớn thì ương bướng, thích thể hiện cái tôi khác biệt với người xung quanh. Như Duy Mạnh là một ví dụ. Trán có độ dô rất thấp thường là người thận trọng trong việc thể hiện cá tính khác biệt. Xin lưu ý từ “thường” nhé, vì nó phải tùy hoàn cảnh chứ không phải luôn luôn, họ thận trọng tức là nhìn trước ngó sau rồi mới thể hiện, chứ không phải là khi có tài năng mà không dám thể hiện. Ví dụ Sơn Tùng, luôn được đánh giá là khiêm tốn, lễ phép, không có các phát ngôn hổ báo nhưng vẫn rất tự tin thể hiện các hoạt động của mình. 5, độ rộng của trán và bề ngang hộp sọ Độ rộng và sự bằng phẳng đầy đặn của trán là những yếu tố quan trọng quyết định mức độ tố chất thông minh Người có bề ngang trán rộng, và đầy đặn thì là người có tư duy rộng và tương đối sâu sắc, còn tư duy quá sâu sắc và trừu tượng cần người có chiều cao hộp sọ phát triển. Người trán rộng có kích thước bề ngang lớn, và các phần xương ở 2 bên ụ trán đầy đặn. Cần quan sát phần xương ngoài tiếp giáp với 2 ụ trán. Nếu chỉ rộng mà các phần này không đầy đặn sẽ tạo nên 2 phần ngoài trán hẹp hãm, khuyết. Người trán hẹp thì tố chất tư duy không rộng, khó tiếp cận với những kiến thức phức tạp. Thậm chí nếu có nhiều điểm khuyết hãm không hài hòa thì là dấu hiệu của sự nông cạn, thiếu suy nghĩ Ví dụ Dì ghẻ độc ác Nguyễn Võ Quỳnh Trang, với phần trán giữa hơi dô và khá hẹp, các phần bên cạnh khuyết hãm, thể hiện cá tính có phần bướng bỉnh, khó chiều đi kèm với suy nghĩ không sâu sắc tổng hợp lại góp phần dẫn đến cái tôi cực đoan. Dĩ nhiên cần phải kết hợp với các phần trên gương mặt mới lý giải được hành vi độc ác của cô này. Ví dụ phần xương cằm gồ ra, và việc có 1 số can thiệp thẩm mỹ cũng cộng hưởng tới tính hung hăng, mà mất cân đối trên gương mặt. 6, đường chân tóc và đương phân biệt của trán so với đỉnh sọ Chúng ta không nên giới hạn việc quan sát dừng lại ở đường chân tóc, đường chân tóc chỉ là phần bên ngoài thể hiện phần tiếp giáp giữa trán và phần đỉnh sọ. Quan sát Đường chân tóc giúp chúng ta dễ hình dung hơn về độ cao của trán. Tuy nhiên 1 yếu tố cần quan sát là đỉnh sọ, vì có những người trán cao vừa phải nhưng đỉnh sọ lại phát triển cũng có tố chất đặc biệt. Thường thì các nhà khoa học có trán khá cao. Người trán cao thì có tư duy sâu sắc nên có ưu thế so với người trán thấp trong việc tiếp cận với các kiến thức phức tạp. Nhưng không có nghĩa những người trán thấp thì không thông mình. Như đã nói Độ rộng và sự bằng phẳng đầy đặn của trán là những yếu tố quan trọng quyết định mức độ tố chất thông minh. Trán cao có ưu thế về khả năng tiếp cận kiến thức phức tạp còn trán không cao thì ưu thế về khả năng tập trung vào các mục tiêu thực tế, và khả năng điều hành, thực hành. Trán thấp mà không rộng, không bằng phẳng mới đi cùng với sự thiếu thông minh, quá tập trung vào các mục tiêu trước mắt, vì ham muốn dục vọng mà phạm sai lầm. Trán cao mà không rộng, không bằng phẳng thì cũng không thông minh kiểu khác, họ thường nghĩ nhiều, mơ mộng và ảo tưởng cũng dễ phạm những sai lầm. 7, Hình dáng đường chân tóc cũng nói lên một vài tố chất tính cách Có 3 kiểu dáng chân tóc cơ bản vuông, tròn, và dạng chữ M với phần giữa nhô ra và 2 bên nhọn vào trong. Ngoài ra còn các kiểu lai giữa 3 dạng này. Đường chân tóc thường không phải yếu tố quyết định thể hiện tố chất tư duy nhưng có thể nhìn ra 1 vài thói quen tư duy và tính cách. Người chân tóc tròn với phần giữa cao và thuôn đều sang 2 bên, họ là những người có thiên hướng uyển chuyển, thiên về tình cảm, cảm xúc, nếu đi cùng với trán đẹp, dài, rộng thì sẽ cân bằng giữa tình cảm và lý trí, trí tuệ cảm xúc cao. Chủ tịch nước nguyễn xuân phúc là một mẫu người có đường chân tóc tròn này. Với việc hiểu đường chân tóc gắn liền với đường tiếp giáp giữa trán và đỉnh sọ ta sẽ dễ hình dung về cấu trúc của trán. Tiếp theo là kiểu chân tóc vuông, người chân tóc vuông thường đi kèm với 2 bên trán rộng mở, có thiên hướng chú trọng logic, nguyên tắc, lý trí hơn người trán tròn vì thế cũng có thể thiếu uyển chuyển hơn. Nguyên Thủ tướng nguyễn tấn dũng Chân tóc M, là kiểu chân tóc nhọn ra ở giữa, thể hiện phần giữa trán hơi nhô, và 2 bên có thiên hướng mở rộng, người chân tóc M thường là người thích thể hiện bản thân và có hiểu biết rộng, nhưng tính kỷ luật không phải là ưu thế, họ thường làm các nghề có tính giao tiếp, nghệ thuật, nhạc sĩ quốc trung là người có chân tóc kiểu này. Ta dùng từ khóa để dễ nhờ đặc trưng 3 kiểu chân tóc này như sau: Chân tóc tròn: uyển chuyển, Vuông: nguyên tắc, chân tóc M là linh hoạt. Trên thực tế có nhiều kiểu chân tóc kết hợp giữa các kiểu này ta phải xem chúng thiên về kiểu nào hơn để pha trộn. Ví dụ Tập cận bình có kiểu chân tóc vuông, ở giữa có nhô ra 1 chút, đường lối tư duy của kiểu chân tóc này về cơ bản là cứng rắn, ẩn trong đó là 1 chút nghệ sĩ, lém lỉnh. 8, Bên cạnh chân tóc thì nếp nhăn ở trán cũng thể hiện phần nào về tính cách và thói quen tư duy. Cũng dễ hiểu thôi vì nhăn trán là 1 bản năng quen thuộc của chúng ta khi thấy khó chịu, hoặc phải nghĩ đến những vấn đề khó khăn, vì thế quan sát nếp nhăn cũng thấy được phần nào về cuộc sống. Thường thì sau 40 tuổi là trán có nếp nhăn rõ ràng, nhưng có những người sau 40 tuổi mà cũng không có nhiều nếp nhăn thể hiện cuộc sống không quá khó khăn, hoặc, tư duy họ tốt, nền tảng họ tốt có thể dễ dàng tìm được giải pháp trước những vấn đề khó khăn trong cuộc sống. Ví dụ như một số bác lãnh đạo nhà nước, trán rất đẹp và không có nếp nhăn nào rõ cả, không phải vì các bác ít việc mà tôi cho rằng năng lực tư duy của các bác rất tốt. Bác tổng do lớn tuổi cũng chỉ có 1 vài nếp nhăn nhìn khá gọn gàng, đó cũng là 1 hình thái trán rất đẹp. Ví dụ nữa là Trán ông Trần Bá Dương có ít nếp nhăn nhưng không sâu. Ở chiều ngược lại, tuổi trẻ mà sớm xuất hiện nếp nhăn thể hiện cuộc sống cơ cực, hoặc tư duy để xử lý những vấn đề trong cuộc sống, nếu kết hợp với một số tướng xấu khác nữa có thể làm những điều dại dột, sai trái. Trán xuất hiện nhiều nếp nhăn chẳng chịt, ví dụ trán của người đàn ông trong tình trạng vô gia cư này. Những nếp nhăn này xuất hiện trước khi ông ta phá sản, còn đang sở hữu 1 công ty lớn. Những nếp nhăn chằng chịt, còn gọi là loạn vân, là biểu hiện của nỗ lực tư duy quá mức, có nguy cơ không kiểm soát được. Lưu ý là nếp nhăn quá nhiều thể hiện người đó đang cố gắng tư duy quá tầm, nhưng không phải ai tư duy quá tầm mà trán cũng có nhiều nếp nhăn. 9, Tổng kết Qua quan sát thượng đình ta có thể nhìn ra người đó có tố chất trí tuệ cao qua các dấu hiệu sau: đầu to và đầy đặn bề ngang trán rộng rãi các phần 2 bên trán phát triển đẩy đặn trán đầy đặn không có những vết lõm, khuyết hãm ít nếp nhăn, hoặc nếp nhăn nhìn giãn thoáng Qua quan sát chân tóc ta thấy một số điểm về thói quen tư duy như sau chân tóc cao thì nghĩ nhiều, sáng tạo; đi cùng với trán rộng, gồ lên thì có tố chất nghiên cứu. chân tóc không cao thiên về tập trung vào thực tế; nếu đi cùng với đẹp thì có tố chất quản lý, điều hành. chân tóc tròn có tính uyển chuyển. chân tóc vuông thiên về logic và cứng rắn chân tóc M linh hoạt, lém lỉnh, nghệ thuật.