• LÁ SỐ TỬ VI
  • LÁ SỐ TỨ TRỤ
  • LẬP QUẺ DỊCH
  • LỊCH VẠN SỰ
  • TUỔI HỢP-TÊN HAY-SỐ ĐẸP
Học viện lý số
Advertisement
  • GIỚI THIỆU
  • Bát tự không cân bằng
  • Gieo quẻ mai hoa
  • PHẦN MỀM
    • Lá số Tử vi
    • Lá số tứ trụ
    • Lập quẻ dịch
    • Xem ngày tốt xấu
    • Xem số điện thoại
  • NGHIÊN CỨU
    • Phong thủy
    • Dịch học
    • Tử vi đẩu số
    • Văn hóa – Tín ngưỡng
    • Tướng pháp
    • Trạch nhật
  • Lưu trữ lá số
  • Liên hệ
  • Chính sách bảo mật
No Result
View All Result
  • GIỚI THIỆU
  • Bát tự không cân bằng
  • Gieo quẻ mai hoa
  • PHẦN MỀM
    • Lá số Tử vi
    • Lá số tứ trụ
    • Lập quẻ dịch
    • Xem ngày tốt xấu
    • Xem số điện thoại
  • NGHIÊN CỨU
    • Phong thủy
    • Dịch học
    • Tử vi đẩu số
    • Văn hóa – Tín ngưỡng
    • Tướng pháp
    • Trạch nhật
  • Lưu trữ lá số
  • Liên hệ
  • Chính sách bảo mật
No Result
View All Result
Học viện lý số
No Result
View All Result
Home Tướng pháp

Nguồn gốc của từ “Đồng hồ”

Minh Tue by Minh Tue
Tháng 9 14, 2017
in Tướng pháp
0
0
SHARES
1.1k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter
Đánh giá post

Ai cũng biết đồng hồ dùng để xem giờ nhưng vì sao đồng hồ gọi là đồng hồ? Liệu từ đồng hồ này có nghĩa đúng là chiếc đồng hồ mà chúng ta vẫn thường dùng? Và một điều nữa là cớ sao nó lại quay theo hình tròn từ phải sang trái mà không phải chiều ngược lại?

VÌ SAO ĐỒNG HỒ GỌI LÀ ĐỒNG HỒ VÀ QUAY TỪ PHẢI SANG TRÁI?

Đồng hồ rất gần gũi và quen thuộc, có ở khắp nơi, đủ mọi thể loại, mức giá nhưng rất nhiều người lại không biết vì sao đồng hồ gọi là đồng hồ tại Việt Nam và lý do nó chạy từ phải sang trái dù đã khá rành rẽ các thể loại, cách dùng, tính năng, thương hiệu Thụy Sĩ, Nhật…

Đồng hồ ngày nay vốn là một khái niệm hoàn toàn khác biệt với nghĩa của từ đồng hồ nguyên thủy

Dụng cụ đo thời gian gọi là đồng hồ và quay từ trái sang phải là một sự thật hiển nhiên tới mức không ai cần đi giải thích nó nhưng nếu yêu cầu giải thích thì đúng là làm khó. Và ngay bây giờ, chúng ta sẽ biết ngay câu trả lời tận gốc rễ cho sự thật hiển nhiên đã “thách đố” nhiều chuyên gia trong ngành này.

NGHĨA NGUYÊN GỐC CỦA ĐỒNG HỒ LÀ GÌ?

Buổi ban đầu, từ đồng hồ là một từ Hán-Việt dùng để chỉ công cụ chỉ giờ chạy bằng nước của Trung Quốc (hoặc Hy Lạp) cổ đại.

Trung Quốc thời xa xưa dùng phương pháp “Đồng Hồ Trích Lậu (tiếng hoa là 铜壶滴漏 /tónghú dīlòu/ bình đồng giọt nước)” để tính giờ, tức là dùng từng giọt nước rơi xuống từ một cái bình đồng để tính độ dài ngắn của thời gian. Như vậy, Đồng Hồ từ tên gọi vật chứa đựng (cái bình đồng 铜壶 /tónghú/) đã chuyển thành tên gọi vật tính thời gian (đồng hồ trong tiếng Hoa là  时钟 /shízhōng/) như hiện nay.

Nguyên lý hoạt động của Đồng Hồ như sau: dưới đáy Đồng Hồ có một lỗ nhỏ, trong bình cắm đứng một mũi tên, trên mũi tên có rất nhiều dấu khắc chia mũi tên ra làm 100 phần bằng nhau. Khi nước trong Đồng hồ được đổ đầy, nước bắt đầu giọt ra từ lỗ nhỏ dưới đáy, một ngày một đêm thì vừa hết nước trong bình.

Công cụ này có hai phần:

+   Phần trên chứa nước và có lỗ để nước chảy xuống

+   Phần dưới chứa nước nhỏ xuống và có một cái cọc khắc vạch tạo thành một thước đo thời gian

Đồng Hồ Trích Lậu (铜壶滴漏 /tónghú dīlòu/)

Khi một nước lên đầy thêm một vạch nghĩa là 14 phút 24 giây đã trôi qua, khoảng thời gian này được gọi là một khắc. Sau này, khi đồng hồ phương Tây du nhập phương Đông, một khắc lại được làm tròn thành 15 phút.

Công cụ này được gọi là lậu hồ có nghĩa là bình nhỏ giọt, bởi vì cả hai phần chứa nước đều làm bằng đồng nên nó còn được gọi là đồng hồ (bình bằng đồng), công cụ và từ này đã du nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam và được dùng phổ biến ở nước ta cho tất cả các công cụ thiết bị đo đạc thời gian thời xưa của chúng ta.

VÌ SAO ĐỒNG HỒ GỌI LÀ ĐỒNG HỒ

Khi đồng hồ phương Tây du nhập vào nước ta (loại đồng hồ gõ kiểng – hán việt là “thì chung”) thì mặc dù chúng hoàn toàn không phải là chạy bằng nước lẫn làm bằng đồng nhưng vẫn được gọi là đồng hồ bởi thói quen đã có từ trước.

Từ đó, tất cả các loại công cụ đo thời gian đều được gọi là đồng hồ bất kể từ ngữ này đã sai hoàn toàn ý nghĩa ban đầu. Các loại đồng hồ khác lần lượt được phân biệt bởi những mô tả phía sau như đồng hồ gõ kiểng, đồng hồ cơ, đồng hồ pin, đồng hồ điện tử, đồng hồ treo tường.

Một điều nữa khá thú vị là mượn từ tiếng Hán nhưng Việt Nam lại dùng từ hoàn toàn khác chuẩn của Trung Quốc, Đài Loan hiện tại vì họ dùng từ “thủ biểu” để chỉ đồng hồ đeo tay và “thì chung” chỉ đồng hồ.

VÌ SAO NÓI MỘT TIẾNG, HAI TIẾNG …THAY VÌ MỘT GIỜ, HAI GIỜ…

Nguyên nhân có khái niệm một tiếng, hai tiếng, trong các câu đã làm một tiếng, đã hai tiếng rồi, … là bởi vì chiếc đồng hồ gõ kiểng tức là đồng hồ đánh chuông sẽ phát ra tiếng chuông mỗi giờ một lần, cứ thế, nghe được bao nhiêu tiếng gõ tức là bấy nhiêu giờ đã trôi qua.

… Khái niệm này được dùng để nói rõ thời gian đã trôi qua, phân biệt rõ ràng hơn khi dùng một giờ, hai giờ chỉ nói lên thời gian chung chung. Ngày nay, để chỉ thời gian trôi qua thì vấn đề này đã không còn phân biệt nữa.

Một loại đồng hồ gõ kiểng – đánh chuông thời xưa

LÝ DO ĐỒNG HỒ QUAY TỪ TRÁI SANG PHẢI

Đơn giản bởi vì hai nguyên nhân:

  1. Do ban đầu dùng mặt trời để tính thời gian dựa trên bóng chiếc cọc, công cụ này được gọi là đồng hồ mặt trời. Mặt trời đi từ Đông sang Tây nên bóng của cột chuyển động theo hướng Tây sang Đông.
  2. Dãy số tự nhiên tăng dần từ trái sang phải, do đó, nếu cho đồng hồ quay ngược lại, sẽ không phù hợp với quy ước này (trừ phi dùng số âm hoặc đặt ngược các số) nên không thuận mắt.

Hình vẽ giản lược mô tả đồng hồ mặt trời

CHIỀU KIM ĐỒNG HỒ TRÁI SANG PHẢI VÌ NỀN VĂN MINH CHỦ YẾU Ở BẮC BÁN CẦU

Bởi vì nền văn minh của con người phát triển ở Bắc Bán Cầu nên chúng ta chỉ ghi nhận được bóng cái cọc của đồng hồ mặt trời đi theo hướng Tây sang Đông, từ đó quy ước ra chiều kim đồng hồ hiện tại.

Nhưng nếu nền văn minh của chúng ta ở Nam Bán Cầu thì bóng cái cọc của đồng hồ mặt trời sẽ đi theo hướng Đông sang Tây, hẳn rằng sẽ có rất nhiều chuẩn mực trái ngược, hệ quy chiếu và những con số khác.

Dĩ nhiên, điều đó chỉ là “nếu” và nó đã không xảy ra, chiều kim đồng hồ vẫn là từ trái sang phải và con số vẫn là số tự nhiên đã trở thành những sự thật hiển nhiên chứ không còn là chuẩn mực của đồng hồ nữa.

Tags: lịch phápthời gian
Previous Post

Tử Vi Thứ Năm Ngày 14 Tháng 09 Năm 2017 Cho Các Con Giáp

Next Post

PHONG THỦY LÀ GÌ?

Minh Tue

Minh Tue

Related Posts

Tướng pháp

Bảo vệ: Thượng đình và năng lực tư duy

Tháng 4 24, 2022
Tướng pháp

Bảo vệ: Tổng hợp video và bài học tướng pháp

Tháng 12 19, 2021
Tướng pháp

Bài học và bài tập tướng pháp buổi 1

Tháng 12 18, 2021
Chương trình học Tướng Pháp Nguyên Cát 1 – 2021
Tướng pháp

Chương trình học Tướng Pháp Nguyên Cát 1 – 2021

Tháng 12 5, 2021
Đề cương học tướng pháp – Vũ Trọng Nhân
Tướng pháp

Đề cương học tướng pháp – Vũ Trọng Nhân

Tháng 10 31, 2021
Tướng pháp

Bảo vệ: 36 bài học tướng pháp và video tổng hợp

Tháng 10 31, 2021
Next Post

PHONG THỦY LÀ GÌ?

Stay Connected test

  • 139 Followers
  • 87.2k Followers
  • 191k Subscribers
  • 23.9k Followers
  • 99 Subscribers
  • Trending
  • Comments
  • Latest
Gieo quẻ Mai Hoa miễn phí

Gieo quẻ Mai Hoa miễn phí

Tháng 5 9, 2024
Thiết kế phong thủy

#1 Lá số Tứ trụ ( Lá số Bát tự )

Tháng 5 5, 2024
Lá số Tử vi

Phần mềm lập Lá số tử vi

Tháng 5 5, 2024

BÓI QUẺ LỤC HÀO – GIEO QUẺ HỎI VIỆC

Tháng 5 5, 2024
Hỗ trợ tạo biểu đồ vận mệnh (theo Tử vi đẩu số) miễn phí

Hỗ trợ tạo biểu đồ vận mệnh (theo Tử vi đẩu số) miễn phí

26

Tử Vi Thứ Bảy Ngày 20 Tháng 05 Năm 2017 Cho Các Con Giáp

7

Kỳ môn độn giáp Excel

3
Gieo quẻ Mai Hoa miễn phí

Gieo quẻ Mai Hoa miễn phí

3
Một số điều cần lưu ý khi nhập môn Độn Giáp

Một số điều cần lưu ý khi nhập môn Độn Giáp

Tháng 8 30, 2024
Vì sao nên gọi người xem quẻ Dịch là “Bốc Sư” (Thầy Bói)

Gieo Mai Hoa luận Lục Hào

Tháng 8 28, 2024
Vì sao nên gọi người xem quẻ Dịch là “Bốc Sư” (Thầy Bói)

Bàn về Nhật thần và Nguyệt lệnh trong Bói dịch

Tháng 8 28, 2024
Vì sao nên gọi người xem quẻ Dịch là “Bốc Sư” (Thầy Bói)

Vì sao nên gọi người xem quẻ Dịch là “Bốc Sư” (Thầy Bói)

Tháng 8 26, 2024

Recent News

Một số điều cần lưu ý khi nhập môn Độn Giáp

Một số điều cần lưu ý khi nhập môn Độn Giáp

Tháng 8 30, 2024
Vì sao nên gọi người xem quẻ Dịch là “Bốc Sư” (Thầy Bói)

Gieo Mai Hoa luận Lục Hào

Tháng 8 28, 2024
Vì sao nên gọi người xem quẻ Dịch là “Bốc Sư” (Thầy Bói)

Bàn về Nhật thần và Nguyệt lệnh trong Bói dịch

Tháng 8 28, 2024
Vì sao nên gọi người xem quẻ Dịch là “Bốc Sư” (Thầy Bói)

Vì sao nên gọi người xem quẻ Dịch là “Bốc Sư” (Thầy Bói)

Tháng 8 26, 2024
Học viện lý số

Sẻ chia tri thức Cha Ông

Follow Us

Liên kết

  • Học quán Sơn Chu
  • Bốc Dịch
  • Vũ Phác

Recent News

Một số điều cần lưu ý khi nhập môn Độn Giáp

Một số điều cần lưu ý khi nhập môn Độn Giáp

Tháng 8 30, 2024
Vì sao nên gọi người xem quẻ Dịch là “Bốc Sư” (Thầy Bói)

Gieo Mai Hoa luận Lục Hào

Tháng 8 28, 2024
  • About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact

© 2021 Học viện Lý số. DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • GIỚI THIỆU
  • Bát tự không cân bằng
  • Gieo quẻ mai hoa
  • PHẦN MỀM
    • Lá số Tử vi
    • Lá số tứ trụ
    • Lập quẻ dịch
    • Xem ngày tốt xấu
    • Xem số điện thoại
  • NGHIÊN CỨU
    • Phong thủy
    • Dịch học
    • Tử vi đẩu số
    • Văn hóa – Tín ngưỡng
    • Tướng pháp
    • Trạch nhật
  • Lưu trữ lá số
  • Liên hệ
  • Chính sách bảo mật

© 2021 Học viện Lý số. DMCA.com Protection Status