Ngày nay tất cả mọi người đã quá quen thuộc với đồng hồ và giờ GMT (nay được thay bằng giờ phối hợp quốc tế UTC), nên phương pháp tính giờ của cổ nhân được ít người biết đến. Bởi thế phát sinh ra nhiều thuyết sai lầm.
Chúng ta cần hiểu rõ, giờ GMT là múi giờ quy ước quốc tế, thường do 1 quốc gia chọn để chuẩn hóa thời gian trong các hoạt động chính trị, giao lưu, thương mại… với các quốc gia các, hoặc với mục đích chính trị, nên giờ GMT hay hiện nay là giờ UTC tại các địa phương thường không thể hiện đúng với giờ thực tại địa phương. Ví dụ như trường hợp được nhắc đến tại bài viết này https://dantri.com.vn/the-gioi/dan-trung-quoc-phat-phien-vi-mui-gio-20160618093451926.htm
Tự xa xưa cổ nhân đã sử dụng các quan sát mặt trời để đo giờ tại ban ngày và quan sát các vì sao để tính giờ vào ban đêm. Cũng từ những quan sát này mà tạo nền tảng để phát triển thành chiêm tinh, thiên văn… và cả các môn thuật số huyền học. Các bạn đọc có thể làm đúng các bước sau để tính giờ đúng theo phương pháp tính của cổ nhân từ đó lập được lá số chính xác.
Bước 1: truy cập công cụ tính trên website tại link: https://bocdich.com/vncal/index.php?do=cal
Và nhập các thông tin ở trong phần “Nhập thông tin”.
Bước 2: Tại mục “Vị trí” bạn nhập thông tin địa phương bạn muốn tính giờ. Ví dụ tôi sinh ra ở Hòa Bình, tôi gõ Hòa Bình, ở New york gõ New york. Chương trình sẽ tự động xác định tọa độ tại địa danh bạn nhập. Đây là ô quan trọng, bắt buộc bạn phải nhập nếu muốn có kết quả chính xác.
Bước 3: Tại ô bên cạnh ô “Vị trí” là mục chọn múi giờ hành chính GMT (UTC) tại địa phương: ví dụ ở Hà Nội thì bạn chọn múi giờ GMT +7; ở Bắc Kinh chọn GMT +8, ở Mỹ thường là GMT -6 đến GMT -8, ở Châu Âu thường là GMT +0, GMT +1 tùy vào mỗi địa phương, và mỗi mùa. Nếu bạn chọn sai múi giờ kết quả sẽ không còn ý nghĩa.
Bước 4: chọn ngày, tháng, năm bạn muốn tra cứu. Bước này cũng cần thiết vì thời điểm Chính Ngọ – thời điểm tia sáng Mặt trời vuông góc với mặt đất – mỗi ngày trong 1 năm đều có một sự thay đổi rất nhỏ.
Bước 5: Click vào ô Tìm, sau đó kéo xuống gần cuối, sẽ có mục ghi “Mặt trời đứng” – tại mấy giờ, mm phút, ss giây gì đó (viết tắt là điểm M). Đấy chính là thời điểm giữa giờ Ngọ.
Bước 6: tự tính thời điểm bắt đầu và kết thúc mỗi canh giờ.
Như ở ví dụ này, thời điểm mặt trời đứng bóng là 11h 53p 26s.
Thì giờ bắt đầu giờ ngọ: 10h53p26s
Giờ kết thúc giờ ngọ 12h53p26ps
Từ đó suy ra thời điểm bắt đầu và kết thúc các giờ khác như bảng sau:
Thứ tự canh giờ | Tên canh giờ | Giờ bắt đầu | Thời điểm chính giữa | Giờ kết thúc | Ví dụ: bắt đầu | Chính giữa | Giờ kết thúc |
7 | Ngọ | M-1 | M | M+1 | 10h53p26s | 11h 53p 26s | 12h53p26s |
1 | Tý | M-13 | M-12 | M-11 | 22h53p(1) | 23h53p(1) | 0h53p |
2 | Sửu | M-11 | M-10 | M-9 | 0h53p | 1h53p | 2h53p |
3 | Dần | M-9 | M-8 | M-7 | 2h53p | 3h53p | 4h53p |
4 | Mão | M-7 | M-6 | M-5 | 4h53p | 5h53p | 6h53p |
5 | Thìn | M-5 | M-4 | M-3 | 6h53p | 7h53p | 8 h53p |
6 | Tỵ | M-3 | M-2 | M-1 | 8 h53p | 9 h53p | 10 h53p |
8 | Mùi | M+1 | M+2 | M+3 | 12 h53p | 13 h53p | 14 h53p |
9 | Thân | M+3 | M+3 | M+4 | 14 h53p | 15 h53p | 16 h53p |
10 | Dậu | M+5 | M+4 | M+5 | 16 h53p | 17 h53p | 18 h53p |
11 | Tuất | M+7 | M+5 | M+6 | 18 h53p | 19 h53p | 20 h53p |
12 | Hợi | M+9 | M+6 | M+7 | 20 h53p | 21 h53p | 22 h53p |
- (1) Của ngày hôm trước
Như vậy bạn đã biết chính xác giờ sinh của mình nằm trong Canh giờ nào. Với những những bạn sinh vào khoảng giữa 2 canh giờ thì vẫn cần người có chuyên môn khảo cứu xem lá số ứng với giờ trước hoặc giờ sau, bởi có nhiều yếu tố chủ quan và khách quan khiến bố mẹ bạn có thể nhớ nhầm hoặc tính nhầm 5- 10 phút.
Ngoài ra với các bạn biết tiếng Anh có thể tham khảo trang https://www.timeanddate.com/ cũng sẽ ra kết quả giờ đứng bóng tương tự.
Một vài thông tin về phần mềm:
- Phần mềm sử dụng thuật toán lịch của tác giả Hồ Ngọc Đức
- Coder Nguyễn Quốc Anh – admin kỹ thuật của Nguyên Cát
- Các cố vấn cho chương trình và cho bài viết: Quách Ngọc Bội, Chu Định Sơn.