Trung Châu Tử vi sơ cấp giảng nghĩa luận cung Phúc đức
“Phúc đức cung” tại Đẩu số có tác dụng, sử dụng để thôi đoạn luận đoán một cá nhân với tư tưởng hoạt động và tinh thần hưởng thụ. Nếu như đem so sánh cùng với Mệnh Thân cung, có thể nói, Mệnh Thân cung của đời người chủ về vật chất hưởng thụ, thật chất vận trình, mà so với Phúc đức cung của đời người thì chủ mang theo điểm trừu tượng. Có một số người theo biểu hiện ngoài mặt để xem xét đánh giá, danh thành lợi tựu, người khác ao ước thèm muốn, nhưng có khả năng trong nội tâm của người đó thống khổ không giống như ở bên ngoài, người bên ngoài không thể hiểu được, đây chính là người có Mệnh Thân cung hảo, mà Phúc đức cung lại có khuyết hãm chi cố; hoặc hoàn toàn tương phản, có một số người mặc dù chưa được ấm no (cận kham ôn bão), nhưng trong nội tâm sung mãn khoái lạc, đây chính là những người do tại Mệnh Thân cung thiếu tốt đẹp, nhưng Phúc đức cung lại hảo tốt. “Phúc đức cung” và “Tài bạch cung” đối củng, có thể thấy sinh hoạt tinh thần vẫn hiển nhiên thoát li không phụ thuộc vào tài phú; và “Phu thê cung” hội chiếu, cũng đủ thấy một cá nhân với tinh thần hưởng thụ, và sinh hoạt hôn nhân có mối tương quan gắn bó mật thiết; cũng cùng với “Thiên di cung” tương hội, thì là do từ cá nhân với tư tưởng hoạt động, có thể ảnh hưởng đến chính cá nhân đó với chiều hướng, hoặc khư khư cố thủ gia viên, hoặc li gia xuất ngoại phát triển, luôn luôn quyết định bởi cá nhân với một ý niệm.
Thiên này trình bày, lấy tinh thần hưởng thụ với lương hảo tốt đẹp hoặc phá phôi xấu xa làm chủ. Còn như về mặt tư tưởng hoạt động, bởi vì mỗi cá nhân có trình độ giáo dục bất đồng, rất khó tiến hành trình bày cụ thể, cận có thể đề xuất cung cấp một ít điều trọng yếu. Độc giả có thể tham khảo tính chất tinh diệu để thôi đoạn luận đoán. Thôi đoạn luận đoán Phúc đức cung, lấy tinh diệu Mệnh bàn Phúc đức cung làm chủ, sử dụng để thôi đoạn luận đoán đời người với bản chất tư tưởng, cùng phương diện tinh thần hưởng thụ với xu thế chủ yếu. Đại hạn cùng lưu niên có Phúc đức cung, thì sử dụng để xem xét tùy vào từng năm biến thiên mà đưa đến sự biến hóa thay đổi. Như Mệnh bàn Phúc đức cung là Tử Vi, Tử Vi tức là bản chất, tiếp đó một cái vận trình kiến Thiên Cơ tọa đại hạn Phúc đức cung, Tử Vi với tính chất hậu trọng vẫn ổn định bất biến, nhưng cũng chủ là người về sau lớn tuổi sẽ tăng gia sự linh động cơ biến. Như vậy mà thôi đoạn luận đoán, không được phép xem nhẹ tính chất chủ yếu của Phúc đức cung tại nguyên cục.
1. Tử Vi.
Tử Vi thủ Phúc đức cung, thông thường cũng chủ là người với nhân phẩm đôn hậu, nhưng chủ quan rất mạnh. Bởi vì Tử Vi chính là Đế tinh, tự nhiên hỉ lấy ý kiến của chính bản thân mình làm ý kiến. Có Phụ Tá chư diệu đồng hội, hoặc đắc “Bách quan triều củng”, thì là người có chủ kiến tuy cường, nhưng vẫn có thể lắng nghe ý kiến của người khác tiến hành suy xét. Nếu không có chư Cát hội chiếu, thì thành kiến cực kỳ sâu nặng. Nếu không có chư Cát, lại cùng với Địa Không, Địa Kiếp đồng độ, thì chủ là người thích triết lí, canh kiến Hoa Cái đồng độ, là người tất phải thích nghiên cứu tông giáo. Nếu cùng với Không Kiếp đồng độ tái kiến Sát diệu, thì có thể nghiên cứu lý số cùng công trình khoa mục. Thông thường mà nói, Tử Vi thủ Phúc đức cung chủ là người có tư tưởng cao thượng, hoặc có ham muốn làm lĩnh đạo, nhưng hỉ chi phối sắp xếp cùng sai khiến tả hữu người khác hành động. Nếu cùng với Đà La đồng độ, thì chủ tự sinh khốn nhiễu, vô sự mà phiền não. Nếu cùng với Tứ sát đồng hội, canh kiến Không Kiếp, Hình Hao, thì tinh thần có nhiều phiền táo; tái có Hóa Kị hội chiếu, thì chủ đa ưu đa lự.
Tử Vi Thiên Phủ đồng độ, hoặc Tử Vi Thiên Tướng đồng độ, cũng đều chủ là người tinh thần du khoái khai lãng. Người có Sát thì sinh phiền nhiễu.
Tử Vi Tham Lang đồng độ, hội Đào hoa chư diệu, chủ là người lấy đam mê sở thích làm hưởng thụ, hoặc thi tửu cầm kì, hoặc phong nguyệt đổ bác, bất nhất mà xác định. Hội Xương Khúc thì tất hảo văn nghệ. Nếu cùng với Không Kiếp đồng độ, thì tại văn nghệ tất phải có nhiều linh cảm.
Tử Vi Thất Sát đồng độ, hội Cát thì hảo lộng quyền bính, hội Hung Sát thì phiền táo bất an, hoặc hành sự thiếu suy nghĩ.
Tử Vi Phá Quân đồng độ hoặc hội chiếu, chủ là người hảo thân lực thân vi, hơn nữa luôn luôn cải biến chủ ý. Hội Cát có thể như trên, nếu hội Hình Sát chư hung, thì chủ là người thân tâm lao lực, thay đổi xoành xoạch sáng nắng chiều mưa (triêu lệnh tịch cải). Tuy dù lao lực vất vả nhưng lại dể tự giác cho là hài lòng mãn túc.
2. Thiên Cơ.
Thiên Cơ tọa Phúc đức cung, thông thường chủ là người có tư tưởng mẫn duệ. Đây chính là nguyên nhân cũng làm cho đời người tâm tư bất an. Nếu Thiên Cơ Hóa Kị, thì càng thêm chủ là người hành sự úy thủ úy vĩ, đụng chuyện thì thích chú ý vào chuyện vụn vặt, đến nỗi tiến thối thất cư, đa lự đa ưu. Nếu Thiên Cơ có Kình Dương, Đà La hội chiếu, thì chủ là người tự tầm phiền não, vô sự tầm sự, đến nỗi suốt ngày bôn ba. Nếu Thiên Cơ có Hỏa Tinh, Linh Tinh, Địa Không, Địa Kiếp, Thiên Hình, Đại Hao hội chiếu, thì chủ là người không có tinh thần hưởng thụ, suốt ngày bôn mang tâm phiền, thân và tâm không được yên tĩnh. Nếu Thiên Cơ có cát tinh tường diệu chiếu hội hoặc đồng độ, thì chủ là người tâm lao mà thân bất lao: mà ngoài tâm lao cũng bất trí đoản tiêm giác ngưu (bế tắc) đưa đến phát sinh vô vị khốn nhiễu. Nhưng là người là để truy cầu theo đuổi tinh thần hưởng thụ, hoặc là để tiêu ma thời gian, lại hỉ học tập nhiều vấn đề với tri thức và kĩ thuật, nhưng mà lại không thích thâm nhập đi sâu vào.
Thiên Cơ Cự Môn đồng độ, chủ là người phù hoạt, đa nghi, thiện biện, tư tưởng cơ mẫn mà thích thị phi phiền nhiễu. Nếu hội Cát diệu thì tâm nhiều suy nghĩ mà thân an, hội Sát Kị thì lao tâm lao lực.
Thiên Cơ Thái Âm đồng độ, chủ là người thân tâm lao lực, biểu hiện ra ngoài là một nhân vật hoan hỷ nhiệt náo, thế mà thật ra trong nội tâm lại thích thanh tĩnh. Hơn nữa khi cùng với Xương Khúc Văn diệu tương hội, hoặc kiến Hồng Loan Thiên Hỉ, là người tất phải hỉ văn nghệ.
Thiên Cơ và Thiên Lương đồng độ, thì tuy dù kiến Sát, nhưng vẫn chủ là người có thể tranh thủ thời gian hưởng nhàn (mang lí thâu nhàn), tầm cầu theo đuổi tinh thần hưởng thụ. Nhưng nếu Thiên Cơ Hóa Kị, thì khuynh hướng với bi quan tiêu cực, hoặc có khi có tư tưởng trách trời thương dân (thì hữu bi thiên mẫn nhân đích tư tưởng).
3. Thái Dương.
Thái Dương không thể không di động trên bầu trời (vô thì bất tại thiên không di động), bởi vậy khi thủ Phúc đức cung thì, chủ là người bôn mang vất vả không ngừng. Nhưng thân lao mà tâm vị tất đã lao. Nhưng nếu có Phụ Tá cát diệu hội hợp, hoặc đắc “Bách quan triều củng”, thì chủ trong khi vất vả bận rộn thì sự nghiệp thành tựu. Nếu kiến tứ Sát, Không Kiếp hội chiếu, thì chủ là người bôn tẩu không yên, hơn nữa thường thường hao phí khí lực. Nhưng có Cát diệu đồng thời hội chiếu, thì vẫn chủ có thành tựu. Thái Dương Hóa Kị, thì chủ là người dể dẫn đến thị phi khốn nhiễu, lao lực mà vô công, canh kiến Sát diệu, chủ thường đại nhân thụ quá, với tâm trí tâm tư không yên.
Thái Dương và Thái Âm đồng độ, gọi là “Âm dương điều hòa”, chủ là người mặc dù lao lực bôn mang vất vả, nhưng vẫn có thể hưởng thụ sinh hoạt tình thú. Có Cát diệu hội hợp, thì càng thêm có thể xác định là người chỉ huy, giảm thiểu lao lực.
Thái Dương và Cự Môn đồng độ, thì ngoại trừ có đặc tính của Thái Dương là chủ thân lao, nhưng vẫn có đặc tính của Cự Môn chủ tâm lao, cho nên chủ là người mọi sự việc đều bôn mang vất vả, lao tâm phí thần. Hóa Kị càng thêm chủ thiếu tinh thần hưởng thụ.
Thái Dương Thiên Lương đồng độ, thì không những không chủ bôn mang vất vả, hơn nữa ngược lại chủ là người có phương thức sinh hoạt thức độc đáo đặc biệt. Mà lại chủ là người có tác phong danh sĩ khí phái, biểu hiện không được quan tâm và chây lười. Nếu Thái Dương lạc hãm, thì khả năng do vì chây lười mà ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp phát triển. Thái Dương thủ Phúc đức cung, nhập miếu, chủ phối ngẫu nhiệt tình, hôn nhân sinh hoạt có nhiều lạc thú. Nếu kiến Đào hoa chư diệu, thì cần phải đề phòng tự thân mình không thể cùng với phối ngẫu phối hợp.
4. Vũ Khúc.
Vũ Khúc tại Phúc đức cung là Thiện diệu, chủ là người có thể hưởng phúc. Nhưng điều được gọi là hưởng phúc, lại có khả năng mang ý nghĩa là người thiếu nhìn xa trông rộng, phàm thấy mọi sự việc đều bước từng bước một, cho nên không tổn thương trí não. Tất cần phải có Cát tinh hội hợp, mà lại Vũ Khúc nhập miếu, mới chủ là người thiện giỏi với quyết đoán, nhưng về sau mới là có hưởng phúc chân chính. Nếu Vũ Khúc lạc hãm, thì khả năng làm cho vật chất sinh hoạt tinh thần bị tổn thương. Vũ Khúc Hóa Kị, thì chủ luôn luôn vì tiền tài đam tâm lo lắng, đến nỗi thân tâm câu lao.
Vũ Khúc và Phá Quân đồng độ hoặc hội chiếu, tái kiến Đà La, thì chủ là người bôn mang tâm phiền.
Nếu Vũ Khúc và Thất Sát đồng độ hoặc hội chiếu, tái kiến Thiên Mã, thì chủ là người tầm thường không thành, hoặc đa lao thiểu thành. Tái kiến Sát diệu, chủ sốt ruột. Có Cát hội chiếu, thì lao mà hậu thành.
Vũ Khúc Thiên Phủ đồng độ, kiến Cát diệu thì có khả năng hưởng thụ, kiến Sát Kị Hung diệu, thì chủ là người do dự bất quyết, vì vậy mà ngược lại gia tăng xử sự với khốn nan, đến nỗi tâm thần không yên.
Vũ Khúc và Tham Lang đồng độ hoặc hội chiếu, thì chủ là người thích hưởng thụ phong hoa tuyết nguyệt. Kiến Hàm Trì, Thiên Diêu, càng thêm dể rơi vào phong nguyệt. Nếu có Hỏa Tinh hoặc Linh Tinh đồng độ, thì là người có nhiều ham muốn vật dục, vật chất hưởng thụ nặng hơn tinh thần hưởng thụ.
Người có Vũ Khúc Thiên Tướng đồng độ, có Cát diệu các sao này hội chiếu, có thể đắc hưởng thụ, nếu kiến Sát, thì cận vãn niên có thể hưởng thanh phúc. Thiếu niên trung niên thì, biểu hiện quyết đoán, mà trong nội tâm luôn luôn phản phục hay thay đổi, đến nỗi lao tâm phí thần.
5. Thiên Đồng.
Thiên Đồng hóa khí là Phúc, cho nên tối thích nghi nhập thủ Phúc đức cung, cũng là tinh diệu mang lại điềm lành nhất cho Phúc đức cung, chủ là người hưởng phúc. Thiên Đồng chủ là hưởng phúc, so với Vũ Khúc chủ là hưởng phúc nhưng bất đồng. Vũ Khúc là Tài tinh, cho nên ngoài hưởng phúc còn nghiêng về tài bạch và vật chất, tinh thần hưởng thụ cũng nhiều do từ vật chất hưởng thụ mang đến. Thiên Đồng là Phúc tinh, nó chính là tối đại hưởng thụ cảm thấy đắc tâm cảnh du khoái. Vũ Khúc với hưởng phúc, khả năng là do ít làm lo nghĩ, nhưng Thiên Đồng với hưởng phúc, lại là do là người có tài năng tự bản thân mình thay mặt sắp xếp an bài, cho nên tự bản thân mình căn bản không phải lo lắng tư lự. Bất quá chỉ là cứ như thế, dể dàng tạo thành tính trì trệ chậm chạp của Thiên Đồng. Thiên Đồng với hưởng phúc cũng bất đồng với Tử Vi, Thiên Phủ. Tử Phủ với hưởng phúc là do từ danh thành lợi tựu, cho nên sinh hoạt ưu du an nhàn. Mà Thiên Đồng tuy dù là Phúc tinh lại không chủ danh lợi, bất luận cảnh ngộ như thế nào, chính là chỉ biết được hưởng thụ sinh hoạt tình thú. Bởi vậy người có Thiên Đồng thủ Phúc đức cung, nếu nhập miếu, trong tâm thường sung mãn khoái lạc tình tự, đúng là một cái tình tự hóa hơn nữa tính chất nhập vào ngây thơ hồn nhiên. Cho dù tại công tác, cũng ngụ ý công tác với lạc thú, có tài năng tại công tác tìm ra một chút tình thú mang lại.
Thiên Đồng thủ Phúc đức cung, thường chủ là người hỉ hảo âm nhạc. Kiến Văn diệu, thì tính hỉ văn nghệ; kiến Đào hoa chư diệu, thì tính hỷ tu sức, mà lại có phẩm vị sinh hoạt đặc thù. Thiên Đồng có Sát Kị Hình Hao chư diệu hội hợp, nhưng vẫn chủ tinh thần khoái lạc, nhưng vật chất sinh hoạt thì không phong dụ. Có khả năng là người an bần lạc đạo.
Thiên Đồng Thái Âm đồng độ, thông thường chủ hưởng thụ. Nếu Thái Âm Hóa Kị, thì chủ là người bên ngoài biểu hiện là hưởng thụ mà nội tâm thật ra có nhiều phiền nhiễu bất an.
Thiên Đồng Cự Môn đồng độ, tất cần phải không có Sát diệu hội chiếu, mới có thể an hưởng. Nếu kiến Sát diệu, thì tư tưởng có nhiều không huyễn bất thật. Nguyên nhân là vì tinh thần hưởng thụ biến thành trầm mê với bạch nhật mộng chi trung. Người Kiến Thiên Hư đồng độ càng thêm chính xác.
Thiên Đồng Thiên Lương đồng độ, không thích nghi tái có Thiên Mã hội hợp, chủ là người phiêu lưu vô định. Tái kiến Địa Không, Địa Kiếp, thì lạc hãm lưu li, duy chỉ là người chỉ thích lãng đãng làm lạc thú. Nếu không có Không Kiếp Thiên Mã, thì chủ vật chất sinh hoạt an định, tinh thần sinh hoạt phong phú, hoàn toàn không kiến Sát, càng thêm hỉ danh sĩ có sinh hoạt thiên về hưởng lạc.
6. Liêm Trinh.
Liêm Trinh thủ Phúc đức cung, thông thường chủ là người mang lục, hoặc tuy dù phú dụ, nhưng vẫn có nhiều quá mức lo lắng, hơn nữa vẫn cứ thích bôn mang. Hoặc không chú ý bố trí và trang sức trú trạch nhà ở, có cảm giác như hỗn loạn. Người có Hóa Kị càng thêm chính xác. Liêm Trinh đắc hội Cát diệu, nhưng vẫn chủ mang lục, nhưng có nhiều hưởng thụ. Người có Liêm Trinh thủ Phúc đức cung, hoan hỷ khẩn trương sinh hoạt, trí não cũng không bình tĩnh, hơn nữa tư tưởng hoan hỷ nhưng ngựa hoang tung vó (bào dã mã), không thể chuyên chú tâm suy nghĩ vào một vấn đề. Liêm Trinh và Hỏa Linh đồng độ, chủ là người phù táo nông nổi kiêu căng. Cùng với Dương Đà đồng độ, thì thường không thể khoan dung nhẫn nại với người khác, dể dẫn đến phân tranh khốn nhiễu. Liêm Trinh Hóa Kị thủ Phúc đức cung, thì thường nóng vội không chịu nổi một ngày (thường kiến cấp cấp bất khả chung nhật), nhiều ưu lự, lại có nhiều tư tưởng vô căn cứ, có những ý niệm vô căn cứ. Lại thêm cùng với Không Kiếp đồng độ, vật chất sinh hoạt khó khăn mệt mõi, mà tinh thần lại có cảm giác không hư. Người kiến Sát Hình Kị nặng các sao này, thì đời người không có lạc thú. Liêm Trinh duy chỉ hỉ cùng với Thiên Phủ hoặc Thiên Tướng đồng độ, hội chiếu. Vô hung diệu, ngược lại chủ là người khoan hậu, ổn trọng. Kiến Cát diệu, thì trọn đời hưởng thụ khoái lạc. Nhưng vẫn nhiệt náo và bôn mang vất vả.
Liêm Trinh Tham Lang đồng độ, thì chủ phù đãng bôn mang vất vả, tư tưởng có thiên hướng về truy cầu vật chất hưởng thụ. Nếu lại thêm có Đào hoa chư diệu đồng hội, thì trọn đời phong lưu tự thưởng. Người có Sát nặng các sao thì phúc bạc.
Liêm Trinh Thất Sát đồng độ, thì trọn đời mang lục bận rộn, tuy dù gia Cát diệu hội chiếu, nhưng kiến thân tâm bất an. Mà lại là người không giỏi việc suy xét tư khảo, thường thường rơi vào sự võ đoán với cái nhìn nông cạn đoản kiến.
Liêm Trinh Phá Quân đồng độ, chủ là người không nhẫn nại không yên tĩnh, phàm mọi sự việc đều chần chừ do dự không quyết định, bởi vậy khi hành động thì phát sinh biến dị, mà tăng gia sự bôn mang vất vả và lo lắng ưu lự. Nếu Hóa Kị, thì suốt đời không có một ngày an định hưởng thụ, cận gởi gắm tình cảm vào công tác, trong gian khổ trung hoạch đắc thành công, là tối đại đích lạc thú.
7. Thiên Phủ.
Thiên Phủ nhập Phúc đức cung, chủ là người có tư tưởng ổn trọng, khoan hậu. Nếu người khác phạm sai lầm, thường phát sinh tấm lòng tha thừ rộng lượng khoan dung. Thiên Phủ và Lộc Tồn đồng độ, thì tinh thần có nhiều mưu mẹo về quản lí trên tiền tài. Kiến Đà La đồng độ, thì chủ là người tham lam bủn xỉn. Người có Thiên Phủ thủ Phúc đức cung, trọn đời tầm cầu sinh hoạt an định. Cho nên rất xem trọng lợi ích trước mắt. Đương khi cần phải cách tân sự nghiệp, hoặc cần phải biến cách cựu nghiệp, dể cảm giác đắc khẩn trương, đa tư đa lự. Thông thường kiến giải, với người hội Phụ Tá chư cát diệu, thì chủ an trữ; nếu cùng với Đà La, Hỏa Tinh đồng độ hội chiếu, thì thường đa phần vô trung sinh hữu với sự ưu lự phiền muộn buồn rầu; nếu có Kình Dương, Thiên Hình đồng độ hội chiếu, thì tâm có nhiều phiền muộn; nếu cùng với Không Kiếp, Đại Hao đồng độ, thì chủ là người không được an tĩnh, ngày đêm bôn ba vất vả.
Thiên Phủ và Tử Vi đồng thủ tại Dần cung, thì là người có thể chân chính hưởng phúc, trọn đời ít ưu lự đến khốn nhiễu, năng hưởng thanh phúc.
Thiên Phủ có Vũ Khúc Thất Sát đồng thời hội chiếu, thì chủ thân an tâm lao.
Thiên Phủ Liêm Trinh đồng độ hoặc hội chiếu, cuối cùng có cảm giác tinh thần hưởng thụ bất túc không đầy đủ, mà vật chất hưởng thụ thì bất ngờ.
8. Thái Âm.
Thái Âm thủ Phúc đức cung, nhập miếu, chủ là người có khuynh hướng hưởng lạc. Nhưng điều được gọi là hưởng lạc, lại không thuần là vật chất hưởng thụ, mà là lợi dụng vật chất văn minh của thời đại, lấy làm hưởng thụ về mặt tinh thần, cho nên dể biều hiển đắc cao nhã, hoặc làm cho người khác cảm giác có được điều này. Thái Âm chủ tĩnh, chủ tàng, cho nên người có Thái Âm thủ Phúc đức cung, thông thường cũng không thích bôn tẩu bận rộn, thà rằng chịu lao tâm. Có Thái Âm Hóa Kị, đa phần chủ là người bên ngoài biểu hiện an tĩnh, nhưng trong nội tâm thì có nhiều tư lự lo lắng suy nghĩ. Người có Thái Âm thủ Phúc đức cung, tư tưởng không có khuynh hướng về cạnh tranh, lại càng bất hỉ phát sinh những sự việc chi tiết đâm ngang bất ngờ, duy chỉ có khi thiên hướng về lí tưởng. Nếu Địa Không Địa Kiếp đồng độ, thì chủ là người dể rơi vào không tưởng mà không là lí tưởng, cách thức trực tiếp một đường, tương soa thậm viễn (sai lệch rất xa). Nếu Hỏa Tinh và Đà La đồng độ, chủ là người tự tầm mang lục bận rộn. Nếu Kình Dương và Linh Tinh đồng độ, thì là người truy cầu lí tưởng vĩnh viễn không có một ngày mãn nguyện đầy đủ, dể làm cho người khác đa tư đa lự, cảm giác đến đời người mệt mỏi bi lụy.
Thái Âm và Thiên Cơ đồng độ, chủ là người vội vàng tâm mang. Nhưng tư tưởng thì thường dể bị thiếu suy nghĩ kỹ lưỡng (thâm tư thục lự), nhưng mà lại thật sự hoan hỷ thanh tĩnh.
Thái Âm Thái Dương đồng độ, là tối phúc hậu. Nhưng điều được gọi là phúc hậu, có khi lại có khả năng là đời người thiếu tích cực.
Thái Âm Thiên Đồng đồng độ, là người có sinh hoạt tình thú.
9. Tham Lang.
Tham Lang thủ Phúc đức cung, nhập miếu, chủ là người đam mê vật chất hưởng thụ, có đam mê sở thích thị hảo, hoặc đam mê tửu sắc, hoặc đam mê nghệ thuật, hoặc đam mê tông giáo triết lí. Thông thường mà nói, với người có Đào hoa chư diệu hội hợp, đam mê tửu sắc; người có Văn Khoa chư diệu hội hợp, đam mê nghệ thuật; với người có Không diệu Hoa Cái hội hợp, đam mê triết lí. Tham Lang thủ Phúc đức cung có Cát diệu hội hợp, là người phong phú dí dỏm, hỉ tiếu đàm. Nếu vô Cát, lạc hãm, thì chủ vật chất sinh hoạt bất túc, duy phong phú dí dỏm bất cải biến. Tham Lang hội chiếu Phụ Tá cát diệu, cận chủ vật chất hưởng thụ phong túc. Nếu hội chiếu Kình Dương, Đà La, Địa Không, Địa Kiếp, Đại Hao, Thiên Hình, thì đa khí đa tranh, vật chất sinh hoạt và tinh thần sinh hoạt cũng đều có khiếm khuyết. Ngoài đam mê sở thích thị hảo cũng thiên về thế tục và dục lạc. Nếu hội chiếu Hỏa Tinh, Linh Tinh, thì đối với hưởng lạc cũng không ảnh hưởng, duy chủ là người nóng tính tính cấp, hoặc tính khí nóng nảy bạo táo, tính cách cương liệt.
10. Cự Môn.
Cự Môn là Ám diệu, cho nên thủ Phúc đức cung thì, cho dù nhập miếu cùng hội chiếu Phụ Tá cát diệu, cũng chủ là người hảo sinh thị phi, mà lại đa nghi đa kị. Cho nên khó tránh khỏi lao tâm phí lực đi quan tâm chiếu cố nhiều sự vụ, mọi sự việc thân lực thân vi.
Nếu Cự Môn Hóa Kị, thì thích nghi hoài nghi càng thêm nặng, tiến thoái do dự, hành sự thường nữa đường là bỏ phế. Với người tái kiến Thiên Cơ đồng độ, lại càng thêm nữa đường phát sinh thay đổi cải biến tâm tình, mỗi lúc một bao nhiêu công sức đổ sông đổ biển (tiền công tẫn khí), đến nỗi hao phí tinh thần. Mà lại thường dể sinh tâm hối tiếc, không thủ tín. Cho dù không Hóa Kị tinh, mức độ bất quá chỉ là giảm nhẹ. Cự Môn thủ Phúc đức cung có Phụ Tá cát diệu hội chiếu, cận chủ là người hưởng thụ vật chất sinh hoạt, tinh thần nhưng vẫn luôn luôn khó được sướng khoái. Tất cần phải có Thiên Đồng đồng độ, mới có thể cảm giác tâm an thần tĩnh, không hoài nghi, cải biến, hối tiếc chi tâm.
Cùng với Thái Dương đồng độ, tuy dù có Thái Dương có khả năng hóa giải tính ám của Cự Môn, duy chỉ Thái Dương là tinh diệu có tính phù động, cho nên tuy dù có thể tăng gia hưởng thụ, nhưng vẫn chủ mọi sự việc đều nhọc tâm lo lắng. Cự Môn thủ Phúc đức cung, nếu có Kình Dương, Đà La, Hỏa Tinh, Linh Tinh đồng độ hoặc hội chiếu, thì mang tâm thị phi nghi kị càng thêm nặng, về tinh thần chịu thật nhiều áp lực. Nếu kiến Hình Kị, thì có nhiều khẩu thiệt thị phi phiền nhiễu, làm cho người khác thân tâm câu bì mệt mỏi.
11. Thiên Tướng.
Người có Thiên Tướng thủ Phúc đức cung, nhập miếu là người chính trực thản đãng rộng rãi vô tư, yêu mến chính nghĩa, giàu lòng thông cảm đồng tình. Nếu lạc vào hãm địa, thì dể rơi vào lí tưởng chủ nghĩa. Một khi hiện thật không được như lí tưởng, thì tâm tư không yên lành, hoặc đưa đến quá khích cực đoan, do là phát sinh nhiều thị phi chi tiết sự việc. Cho nên Thiên Tướng tọa thủ Phúc đức cung, tối bất nghi đắc Vũ Khúc Phá Quân củng chiếu, chủ là người có tình tự dể sinh quá khích cực đoan, hoặc bôn ba lao lực để cầu đạt đến lí tưởng. Tái gia tăng Không Kiếp đồng độ, thì lí tưởng càng rơi vào không tưởng, dần dà lâu ngày (cửu nhi cửu chi), dể biến thành mộng tưởng giữa ban ngày (phát bạch nhật mộng), có nhiều không tưởng mà thiếu thật tế hành động. Tối hỉ đắc Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa (đặc biệt là Thiên Phủ Hóa Khoa hội chiếu), lại thêm đắc Phụ Tá cát diệu hội chiếu, thì chủ là người có khả năng đối diện với hiện thật, cước đạp thật địa (tĩnh táo cẩn thận), lấy tính cách khoan hậu chân thành đối đãi với mọi người, suốt đời tinh thần sinh hoạt phong mãn. Nếu Thiên Tướng thủ Phúc đức cung mà kiến Sát diệu đồng hội, nhưng vẫn chủ không đủ trầm ổn đạp thật, đến nỗi không đạt đến mục tiêu lí tưởng.
12. Thiên Lương.
Thiên Lương là thanh quý chi tinh, cho nên thủ Phúc đức cung thì, thông thường cũng đều chủ là người với tinh thần sinh hoạt quan trọng hơn vật chất sinh hoạt. Mà lại có tư tưởng thoát tục, người bình thường khác không dể gì hiểu nổi lí giải nổi. Tại Phúc đức cung nhập miếu, chủ là người bằng lòng an phận với số mệnh trời ban cho (lạc thiên tri mệnh), không còn lo lắng gì nữa, trong lòng khoáng đạt hào hiệp, thích nói chuyện phiếm (hỉ thanh đàm), thiếu hành động, cho dù hành động cũng nhất phiến an hạ, không chịu bôn ba mang lục vất vả bận rộn. Nếu lạc hãm, thì tính chất biến thành lười biếng, tính tình thích dây dưa trì hoãn tha duyên, đến nỗi hỏng việc. Hoặc lầm tưởng lấy phong nguyệt làm danh sĩ phong lưu, thật chất tư tưởng dung tục tầm thường.
Thiên Lương nhập miếu, tuy dù tính chủ quan cường mạnh, nhưng hành sự có nguyên tắc. Nếu lạc hãm, thì nguyên tắc có khả năng biến thành cố chấp. Thiên Lương tại Tị Hợi lưỡng cung, tâm hoài nghi cực kỳ nặng, đa tư lự ưu nghi, đến nỗi là người thiếu trầm ổn hậu trọng. Nếu hội Sát diệu, nhất là người kiến Kình Dương, Đà La các sao này, chủ là người có tâm kế.
Nếu Thiên Lương và Thiên Cơ đồng độ, mà người với Thiên Cơ Hóa Kị các sao này, tâm thần bất trữ không yên, phiền não tự phát sinh khốn nhiễu. Tái kiến Đà La đồng độ, trọn đời tự tầm phiền não; Kình Dương, Hỏa Tinh, Linh Tinh đồng độ hoặc hội chiếu, thì có nhiều thị phi phân tranh. Đây đều do từ duyên cớ cố chấp và thiên kiến.
Duy chỉ Thái Dương đồng độ, kiến Phụ Bật, Khôi Việt, Ân Quang, Thiên Quý, Thai Phụ, Phong Cáo, Thiên Vu hội chiếu, mới chủ là người mênh mông đại lượng, có thể giữ vững nguyên tắc, mà lại mang tâm có nhiều trợ giúp người khác, không sinh nghi, chủ tâm thần sảng lãng cởi mở thẳng thắn. Thiên Lương tại Tị, Thân, Hợi tam cung thủ Phúc đức, hội Không Kiếp, Thiên Mã, chủ là người phù đãng. Thiên Lương cùng với Lộc Tồn hoặc Hóa Lộc đồng hội, thì tác sự dể không minh lãng minh bạch, mà lại thích che giấu lỗi lầm, lại đa phần tự cho là đúng, chính là đời người cũng dể gặp thấy khốn nhiễu.
13. Thất Sát.
Người có Thất Sát thủ Phúc đức cung, nhập miếu, phẩm cách cao thượng, nhưng dể rơi vào lí tưởng quá cao, tuy dù hội Phụ Tá cát diệu, cận chủ là người không dể chiêu hiềm kị, nhưng vẫn là người có lí tưởng quá cao mà thiếu nhân duyên may mắn. Cũng chủ thê tử hữu bị hình khắc, thích nghi trì hoãn lấy vợ, cũng thích nghi trì hoãn có con. Nếu cùng với Tử Vi đồng độ, lí tưởng càng thêm cao, càng dể cảm giác đời người bất đắc chí.
Thất Sát với lí tưởng quá cao bất đồng với Thiên Tướng. Thiên Tướng với lí tưởng có tính chất quần thể, ví dụ như có liên quan đến toàn bộ chế độ xã hội, hoặc chế độ công ti, nhưng Thất Sát với lí tưởng thì thuần túy là về cá nhân: bởi vậy Thiên Tướng có thể kiến giải là người theo lí tưởng chủ nghĩa, mà Thất Sát thì là người theo cá nhân chủ nghĩa. Tối hiềm cùng Vũ Khúc đồng độ mà Vũ Khúc Hóa Kị, thì đa thị phi đa ưu lự, cảm thấy đời người cực kỳ hư không trống rỗng. Cùng với Liêm Trinh Hóa Kị đồng độ, cá nhân lí tưởng chịu bị tỏa chiết, lại thường thường không thích đối diện hiện thật, vì vậy vẫn bị nhiều lao lực bôn tẩu, cùng với tâm phiền không yên ổn. Liêm Trinh không có Hóa Kị, thì cận chủ mang lục bận rộn, trên tình cảm không hội thụ đáo tỏa chiết. Thất Sát và Dương, Đà, Hỏa, Linh, Không, Kiếp, Đại Hao, Thiên Hình đồng độ, thì chủ là người phí tổn tâm lực, mà lại bôn ba lao lực bất an. Đồng thời nhân duyên không tốt đẹp, dể chiêu hiềm kị. Nữ mệnh Thất Sát tọa Phúc đức cung, lấy sự trì hoãn hôn nhân hoặc đồng cư sống chung là thích nghi, không thì cũng có hình thương.
14. Phá Quân.
Người có Phá Quân thủ Phúc đức cung, nhập miếu thiện giỏi với quyết đoán, bởi vậy cũng ít gian lao khó nhọc. Nếu Phá Quân lạc hãm, thì phàm mọi sự việc đều lao tâm phí lực, mà lại thiếu quyết đoán, cũng dể phát sinh cải biến trong tâm. Cũng chính do từ sự do dự không quyết định, cho nên cũng làm đời người tăng gia sự khốn nhiễu. Nếu Vũ Khúc Hóa Kị đồng độ, chủ là người dể quyết đoán bị sai lầm thác ngộ, ngu muội với tình thế, bởi vậy phàm mọi sự việc dể có nhiều trở ngại. Nếu Liêm Trinh Hóa Kị đồng độ, chủ là người “Ứng đoạn bất đoạn, phản thụ kì loạn (cần quyết đoán thì không quyết đoán, ngược lại chịu bị sinh loạn)”, đến nỗi hành động do dự lưỡng lự, tiến thối thất cư. Nếu không có Hóa Kị đồng độ, Phá Quân thủ Phúc đức cung mà hội tứ Sát, thì cận chủ dể chiêu phiền não. Nhưng hành động vẫn e ngại bất an định. Chỉ với người có Tử Vi đồng độ, mới có thể tự thân mình ngây ngất trong tâm, ngược lại tinh thần sinh hoạt là mãn túc, nhưng nếu hội chiếu Sát diệu, có khi cũng dể biến thành khí lượng hẹp hòi không chứa được nhiều (khí tiểu dịch doanh).
(Trung Châu Phái – Tử Vi Đẩu Số Sơ Cấp Giảng Nghĩa)