Ngày Nguyệt Kị
(Còn Có Sách Cổ Gọi Là Ngày Lý Nhân)
Niên niên nguyệt nguyệt tại nhân gian
Tùng cổ chí kim hữu văn tự
Khẩu khẩu tương truyền bất đẳng dấu
Vô sự vu tử chi xã tắc
Lý nhan nhập trạch táng 3 nam
Mùng 5 phạm ly tán gia trưởng
14 phùng chi thân tự chướng
23 hành thuyền lạc thủy lâm quan sự
Giai nhân Mộ khán nhị thập tam.
Ngày Nguyệt Kị là các ngày 05, 14, 23 âm lịch hàng tháng.
Trong phong tục Việt Nam, ngày Nguyệt Kị là ngày xấu, kiêng không xuất hành.
Nhưng một bộ phận khác lại cho rằng đó là 03 ngày tốt nhất trong tháng, ngày xấu, mọi người kiêng xuất hành thì ra đường càng đỡ đông đúc, chạy xe rộng chỗ đỡ phải chen lấn, dễ đi lại.
Vì sao lại như vậy? Thực ra đó cũng là một vấn đề về tâm lý. Ngày tốt đối với người này nhưng lại xấu với người khác. Ngày xưa các bậc vua chúa hay chọn 3 ngày đó để đi du ngoạn. Vua đi đến đâu cũng có binh lính dẹp đường, quan lại, cung tần mỹ nữ… cả một đám đông theo hầu. Dân chúng không được ngó mặt vua chúa, phải cúi rạp người xuống đất, không được ngẩng mặt lên ở hai bên vệ đường, chờ cho vua đi qua mới được ngẩng mặt đứng lên để đi tiếp. Những người có việc vội thì có khi bị nhỡ việc. Vì thế những ngày này mọi người hạn chế bố trí những việc phải đi lại nhất là đi qua những đường chính.
Dần dần việc đó trở thành phong tục kị xuất hành vào các ngày 05, 14, 23 âm lịch hàng tháng (gọi đó là ngày Nguyệt Kị – kiêng xuất hành). Như vậy, ba ngày 05, 14 ,23 là ngày tốt với các bậc vua chúa nhưng lại là ngày xấu đối với dân thường.
Nhưng đối với Việt Nam ta, nhất là ở các thành phố lớn thì ngày nào cũng bị tắc đường chứ không phải chỉ có ba ngày nguyệt kị. Và như vậy theo thuyết trên thì ngày nào cũng là ngày nguyệt kị cả. Đúng là trong dân gian có lưu truyền phong tục kiêng ngày 5,14, 23 (đi chơi còn lỗ nữa là đi buôn). Lý do là những ngày đó là số 5 hoặc cộng các số lại thì cũng là số 5.
Theo quan điểm của số ngũ hành thì số 5 biểu thị cho nhà vua, ngày mang số 5 là ngày của nhà vua hay đi đây đó và theo luật của phong kiến thì người dân khi thấy vua thì phải quỳ xuống không được nhìn mặt nhà vua. (như trên đã giải thích) Nếu đi lại trong những ngày này sẽ gặp nhiều điều bất tiện không được suôn sẻ. Chính vì vậy dần dần hình thành nên phong tục kiêng đi lại trong những ngày này.