Triệu: “Khốn long đắc Thủy” (rồng khốn được nước), thuộc Kim.
Công cụ lập quẻ: http://hocvienlyso.org/boidich/
Quẻ Càn hay phản ánh sự mạnh mẽ, to lớn, khởi đầu mọi sự. Đây là quẻ đầu nhóm tượng Càn nên đầy đủ lục thân, không có Phi Thần, Phục Thần.
Các nhà Dịch Học xưa ví Càn là Thiên, là trời là khoảng không bao la rộng khắp, cao vợi vô cùng tận, mạnh mẽ không gì khuất phục được. Nhân loại chỉ có thể tìm hiểu và lợi dụng thiên. Tính chất của Thiên là trung và chính nên gọi là “khốn long đắc thủy”. Tình thế ví như một loài vật mà người xưa tương tượng cho là mạnh nhất là Long, ở vào tình thế khốn khó trong đất bùn không thể vùng vẫy, “cất cánh” lên được, nhưng bất ngờ có điều kiện thuận lợi có nhiều nước, một môi trường lý tưởng của Long, thì nó có thể ngay lập tức vùng dậy, vút bay lên không trung, lên thiên. Ví như người có tài lại đã đến thời vận tốt, thuận lợi, có cơ hội rất lớn để thành công.
Khi dự báo, gặp quẻ này, như điềm trên, báo hiệu thời vận đã chuyển. Vấn đề là chủ thể, người trong cuộc có đủ tài năng và đức độ hay không.
Dịch lý có nói: “Càn: Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh”, là nói quẻ Càn gặp được báo hiệu vạn sự sẽ như ý nếu hành vi và mục đích chính trực, trong sáng. Ngoài ra còn cho thông tin có thịnh vượng, danh lợi song toàn, địa vị thăng tiến, gia nghiệp phồn thịnh.
Về quẻ này, trong Dịch lý có câu sau:
Khốn Long đắc vũ hảo vận giao,
Bất ức hỉ khí thượng ai tiêu
Nhất thiết mưu vọng đạt như ý,
Hướng hậu: thời vận tiệm tiệm cao
Đãn bất đắc ý, vong hình quá phân kiêu,
Tất tự như tâm sự
Tài bất hối chiêu chỉ thất bại,
Thượng cửu viết: “Kháng long hữu hối”.
Dịch nghĩa:
Rồng khốn được mưa vận tốt vùng lên,
Bất thần sắc vui hiện trên mi,
Tất cả mọi việc đều như ý,
Từ đó về sau thời vận cao cao dần.
Nếu chẳng như ý, quên điều hại mà quá kiêu,
Lại vô tài nhưng ôm việc lớn thì chỉ chuốc thất bại.
Hào Lục (6) cho biết: quá kiêu hối không kịp.
Về quẻ Càn, trong Dịch lý còn viết: “Kháng Long hữu hối: Doanh bất khả cửu dã. Kỷ ý tu thị thuyết: thăng liễu quá. Cao đích Long: chỉ hão hạ lai?”. Nghĩa là: nếu kiêu hãnh, hối hận không kịp, ví như đầy quá không còn sức chứa. Rồng bay cao quá, tuy là rồng nhưng nếu quá cứng, lúc xuống từ nơi quá cao thì khó tránh bị gãy, bị thọ thương, về quẻ Càn, trong Dịch Học còn lưu truyền câu chuyện sau: Sài Thế Tôn, lúc chưa gặp thời, đẩy xe bán vải rong, có nhờ người xem hộ cho mình tương lai ra sao, gặp quẻ này. Quả nhiên lời dự báo đúng, ông được Quách Uy nhận làm con nuôi và nhường ngôi vua cho, vì vị vua này không có con. Điều này đúng vào cái triệu “khôn Long đắc Thủy”.
(Tham khảo từ Bốc phệ chính tông)