Năm 221 trước công nguyên, sau khi hoàn thành đại sự nghiệp diệt sáu nước, thống nhất Trung nguyên, Tần vương Doanh Chính bước lên ngai vàng xưng tôn hiệu là “Thủy Hoàng đế” (Hoàng đế đầu tiên), thiết lập vương triều Tần thống nhất. Để củng cố đế quốc bao la rộng lớn của mình, Tần Thủy Hoàng thực hành một loạt hệ thống chế độ trung ương tập quyền về mọi phương diện chính trị – kinh tế – văn hóa. Như thiết lập quận huyện, chỉnh lý lại chế độ quan liêu, thống nhất chữ viết, thống nhất cách đo lường. Từ đây, lịch sử Trung Quốc bước sang một trang mới…
Vương triều Tần là một vương triều ngắn ngủi, nhưng những việc làm của nó có ảnh hưởng rất lớn. Chỉ nói về tai họa văn tự, hàng ngàn năm nay nó vẫn được nhắc tới và không ai không biết. Thế nhưng khá nhiều người tưởng rằng đốt sách, chôn Nho sĩ là một vụ việc chung, kỳ thật đốt sách, chôn Nho sĩ là hai vụ việc khác hẳn – một xảy ra trước, một xảy ra sau với bối cảnh và tính chất khác nhau. Đồt sách là tai họa của sách không liên quan đến người, chôn Nho sĩ là tai họa của người. Trong lịch sử tai họa văn bút, đây là hai vụ việc gần như độc nhất vô nhị.
ĐỔT SÁCH: NGUYÊN NHÂN LỆNH ĐỐT SÁCH
Tuy về nhiều phương diện, chế độ trung ương tập quyên của vương triều Tần là thuận ứng với trào lưu lịch sử, nhưng về thi hành chính sách lại không đắc nhân tâm. Tần Thủy Hoàng tôn sùng truyền thông đề cao võ lực, coi trọng hình pháp của nước Tần cũ nên thi hành chính sách tàn bạo, không màng gì tới ân huệ nhân từ. Chính sách này không tạo cơ hội cho nhân dân nghỉ ngơi sau chiến tranh. Sau khi xưng đế, Tần Thủy Hoàng càng nỗ lực bắt dân làm lao dịch như xây Vạn lý trường thành, đào lăng mộ Ly sơn, xây cung A Phòng, tuần du thiên hạ v.v… đến nỗi trong nước không một ngày dân được yên, tiếng than oán nổi dậy.
Các di dân sót lại của sáu nước (đã bị Tần diệt) vốn đã coi nước Tần như một nước hùm beo và sẵn lòng bất mãn sau khi Tần thống nhất toàn cõi Trung Nguyên. Các thư sinh vẫn quen phong thái “Kẻ sĩ bàn luận” từ thời Chiến quốc, đem điển cố trong các kinh điển “Thi, Thư” ra phê bình pháp lệnh chính trị lúc ấy, càng kích thích thêm tầm trạng bất mãn của mọi người. Điều này rõ ràng là mối nguy tiềm ẩn cho vương triều Tần. Để hạn chế những dư luận phê bình của các thư sinh, Thủy Hoàng căn cứ theo kiến nghị của Thừa tưởng Lý Tư* cho han hành một loạt pháp lệnh: cấm mở trường tư học, đốt các sách “Thi, Thư và Bách gia ngữ”.
Theo ghì chép trang sách “Sử ký – Tần Thủy Hoàng bản kỷ” sự việc xảy ra như sau:
Tần Thủy Hoàng năm thử 34 (năm 213 trước công nguyên), Tần Thủy Hoàng mở yến hội ở cung Hàm Dương, 70 vị Bác sĩ (người học rộng) lên chúc mừng và chúc thọ. Bộc xạ Chu Thanh Thần thừa cơ nịnh Tần Thủy Hoàng bằng những lời ca tụng công đức và tán thưởng chể độ quận huyện. Bác sĩ Thuần Vu Việt hết sức bất mãn về những lời xu nịnh của Chu Thanh Thần, buột miệng nói ra chủ trương nên học theo hai triều Thương — Chu thực hành chế độ phân phong và nhận định rằng: “Chưa hề có ai làm việc không theo cổ nhân mà có thể trường cừu được”.
Thủy Hoàng đem ý kiến của Thuần Vu Việt ra cho các tôi thần bàn định. Thừa tướng Lý Tư đả kích, bác bỏ ý kiển ấy của Thuần Vu Việt và nghiêm khắc phê bình học phong của kẻ sĩ thời này là “Ngày nay kẻ sĩ không học theo Nay mà chỉ học theo Xưa. Họ cho rằng đời Nay là sai, mê hoặc đời… Cái học ấy không phải là Pháp giáo”. Ông ta cho rằng, nếu không cấm chỉ các hành vi trái pháp lệnh ắt sẽ loạn nước. Cuối cùng, ông ta đề nghị:
“Tất cả các sách sử không phải sử đời Tần đều đốt hết, không phải là người giữ chức quan Bác sĩ mà tàng trữ “Thi, Thư” thì bị đem ra giết giữa chợ, ai lấy đời Xưa ra chê đời Nay thì bị giết cả họ. Quan lại biết mà không tố cáo coi như cùng một tội lệnh ra 30 ngày mà không đốt sách thì khắc vào mặt đày đi phu để xây Trường thành. Những sách khôngI đốt là sách thuốc, sách bói toán, sách trồng cây. Nếu ai muốn học Pháp lệnh phải coi quan lại là thầy” (Sử ký – Tần Thủy Hoàng bàn kỷ)
Thủy Hoàng phê chuẩn, hạ lệnh chấp nhận. Như vậy nghĩa là kiến nghị ấy đã trở thành pháp lệnh thi hành trong toàn quốc. Đó là nguồn gốc của lệnh “đốt sách”. Pháp lệnh này hết sức nghiêm khắc: hai người bàn nhau về “kinh Thi, Thư” liền bị chém đầu giữa chợ, ai trích dẫn việc đời xưa để phê bình chính trị đời nay bị giết toàn gia tộc; quan lại biết mà không khai lên coi như đồng tội, pháp lệnh ban ra 30 ngày ai không đem sách ra đốt thì bị khắc chữ vào mặt đày đi xây Trường thành.
Sự việc xem ra rất ngẫu nhiên: trong yến hội ở cung Hàm Dương, Chu Thanh Thần xu nịnh làm cho Thuần Vu Việt phải có lời can ngăn, lời can ngăn của Thuần Vu Việt dẫn dến lờì kiến nghị của Lý Tư, cuối cùng Tần Thủy Hoàng quyết định ban mệnh lệnh. Nếu như Chu Thanh Thần không xu nịnh, hoặc Thuần Vu Việt, Lý Tư không phát ngôn có lẽ không có lệnh đốt sách. Sự thật không phải vậy, mỗi một chi tiết trong vụ việc này đều bị chi phối bởi tính tất nhiên. Có Tần Thủy Hoàng thích nghe lời xu nịnh mới có Chu Thanh Thần xu nịnh. Xu nịnh là thói quen của thời ấy chứ đâu phải chỉ có một mình Chu Thanh Thần ? Hay như Lý Tư xu nịnh có kém gì Chu Thanh Thần? Thuần Vu Việt là Nho sinh xuất xứ từ khu vực đất Tề – Lỗ được hun đúc bởi học thuật Nho gia xu hướng theo đời cổ, đương nhiên chủ trương “học cổ” là điều rất tự nhiên. Lời của ông Thuần Vu này có lẽ xuất phát từ lòng trung, nhưng chủ trương khôi phục chế độ phân phong thời xưa lại là không hiểu rõ thời vụ. Lý Tư là công thần của vương triều Tần, lại là một nịnh thần nổi tiếng, và Hàn Phi đều là học trò của Tuân Tử, về tình riêng cả hai có cừu hận với nhau, nhưng về học thuật lại khá giống nhau, họ đều đề cao pháp lệnh, coi khinh Nho gia. Lý Tư thân là Tể tưởng nên đưa ra lời bài bác và kiến nghị độc tài ấy cũng là điều hết sức tự nhiên.
Thê nhưng, nếu như chỉ vì cấm chỉ những lời bài báng của Nho sinh thì một điều lệnh “Ai lấy Cổ chê Kim bị giết cả họ” là đủ lắm rồi, hình như không cần thiết phải đốt sách một cách đại quy mô như thế. Tại sao Lý Tư lại cần phải đưa ra phương án đốt sách một cách hoàn chỉnh như vậy ? Nguyên do, ông ta không những lo lắng vì đấu tranh chính trị mà còn lo lắng cả về đâu tranh tư tưởng học thuật nữa. Lý Tư vốn là học trò của Tuân tử, đáng lẽ ông ta phải là người tin theo học thuyết Nho gia, nhưng Nho học không được nước Tần coi trọng nên sau khi ông đến nước Tần liền bỏ chủ trương của Nho gia mà theo cái học về hình danh pháp thuật. Nay ông làm Thừa tướng, Nho học trở thành vật cản chân. Lý Tư ý thức được rằng: những lời báng bổ của thư sinh chỉ là cây cỏ; tư tưởng học thuyết Nho gia mới là gốc rễ, nhổ cỏ ắt phải nhổ tận gốc, vì vậy khổng thể không đốt sách. Lý Tư muốn thông qua việc đốt sách này tiêu trừ triệt để sự truyền bá của tư tưởng học thuyết Nho gia.
Còn như Tần Thủy Hoàng chấp nhận kiến nghị đốt sách, học giả đời Tống là Mã Đoan Lâm cho rằng vì lý do tâm lý vừa sợ, vừa thẹn, Thủy Hoàng cho rằng Nho sinh xưng tụng “Thi, Thư” mà trong “Thi, Thư” lại ghi chép những điều thánh minh nhân hậu cùa các vua Nghiêu, Thuấn khiến Thủy Hoàng cảm thấy thẹn thùng, từ thẹn sinh buồn, từ buồn đâm ra giận dữ. Đến việc các bạo chúa Kiệt, Trụ thân chết nước mất lại khiến Thủy Hoàng càng thêm hoảng sợ.
Do đó Lý Tư vừa đưa kiến nghị, Thủy Hoàng lập tức phê chuẩn, đề nghị đốt sách lập tức biến thành lệnh đôt sách. Phân tích của họ Mã cuối đời Tống có thể nói rất đúng tâm lý Tần Thủy Hoàng.
Khảo sát thêm về mặt truyền thống lịch sử, lệnh đốt sách của Thủy Hoàng cũng có nguyên nhân. Nước Tần tuy dưới thời Mục công đã tự xưng bá chủ, nhưng thực sự lớn mạnh chỉ bắt đầu từ cuộc biến pháp của Thương Ưởng* dưới thời Hiếu cống. Thương Ưởng là một đại biểu cho Pháp gia, lợi khí ông ta đem ra trị nước là dùng tước lộc và hình phạt, rất khác với lễ nhạc trong “Thi, Thư” của Nho gia, ông ta gọi lễ nhạc của Nho gia là loài “chấy rận” (xem “Thương Quân thư”).
Hàn Phi còn cho rằng, chính Thương Ưởng là người “khuyên Hiếu công nên đốt “Thi, Thư” để làm rõ pháp lệnh (theo sách “Hàn Phi Tử”). Đây có lẽ là vụ đốt sách sớm nhất trong lịch sử, tiếc rằng không có những nguồn chứng cứ nào nên không thể khảo cứu tường tận được. Liên hệ vớỉ lịch sử nước Tần thì lệnh đốt sách của Tần Thủy Hoàng chẳng qua chỉ là tuân thủ truyền thống theo tổ tiên mà thôi.
HIỆU LỰC VÀ PHẠM VI ĐỐT SÁCH
Người đời sau nghị luận về Thủy Hoàng đốt sách rất nhiều, trong ấy đề tài phạm vi đốt sách là lớn hơn cả. Theo ghi chép của “Sử ký”, qui định của pháp lệnh lúc ấy bao gồm các loại sách:
- Không phải là ghi chép của sử quan triều Tần, có nghĩa là sử liệu của sáu nước chư hầu mới bị Tần tiêu diệt.
- Các kinh “Thi, Thư” của Nho gia
- Sách của Bách gia. Về vấn đề này cố hai tranh luận:
Một, “nguyên văn sách “Sử ký” như sau: “Phi Bác sĩ quan sở chức, thiên hạ cảm hữu tàng Thi, Thư, bách gia ngữ giả, tất chỉ thủ, úy tạp thiêu chi”. Mấy câu năy nên hiểu ra sao? Vương Sung cho rằng qui đinh của pháp lệnh chỉ đốt các kinh “Thi, Thư” do tư nhân cất giữ và các sách bách gia chư tử chứ không đốt sách do quan Bác sĩ cất giữ (Sách “Luận hành”, thiên Chính thuyết). Nhiều học gỉa đời sau đều theo thuyết này. Lưu Đại Khôi đời Thanh viết sách “Phận thư biện” cực lực bênh vực thuyết này và cho rằng các sách do quan Bác sĩ cất giữ không bị đốt bởi Tần Thùy Hoàng, mà bị đốt khi Hạng Võ chiếm Hàm Dương thiêu hủy hoàng cung, vì vậy kẻ đốt sách phải là Hạng Võ chứ không phải là Tần Thủy Hoàng.
Gần đây, Chương Thái Viêm lại cho rằng Vương Sung đọc sai nguyên văn sách “Sử ký”, ông cho rằng theo qui định pháp lệnh, ngoài sách lịch sử văn hiến nước Tần và các sách y dược, bói toán, trồng trọt, tất cả mọi sách khác đều bị đốt hoặc bị cấm, không có việc không đốt các sách do quan Bác sĩ cất giữ vì họ vốn không hề cất giữ các kinh “Thi, Thư” và Bách gia chư tử.
Hai, Bách gia chư tử là những sách gì? Thông thường cho rằng đây là sách của các nhà tư tưởng lúc ấy. Thậm chí Chu Di Tôn còn cho rằng bản ý Lý Tư chỉ muốn đốt sách Bách gia, nhưng nếu chỉ đốt các sách của Bách gia chư tử mà không đốt các kinh “Thi, Thư” thì các “tà thuyết” của chư tử vẫn còn có chỗ phụ hội, vì vậy bất đắc dĩ phải đốt cả “Thi, Thư”.
Có học giả lại cho rằng các sách Bách gia chỉ là sách của phái Tung hoành gia vì người Hán thường gọi thuật tung hoành là “thuật của Bách gia” như có chép trong sách “Sử ký”
Ngoài ra, người ta còn bàn nhiều đến hiệu lực thực tế và ảnh hưởng của lệnh đốt sách. Tư Mã Thiên chỉ ra, sách sử thường của sáu nước bị đốt triệt để nhất, còn “Thi, Thư” không đến nỗi. Các học giả đời sau cho rằng Tần Thủy Hoàng không thể đốt hết sách được (vì không đủ khả năng).
Các học giả như Trịnh Tiều đời Tống, hay Khang Hữu Vi, Chương Thái Viêm gần đây đều cải chính điều ấy, thậm chí Trịnh Tiều viết: “Người Tần đốt sách mà sách vẫn còn, các Nho sinh nghiên cứu kinh điển đến cùng mà làm mất cả kinh điển” (sách “Thông chí”). Ý của vế câu sau là: vì các học giả đời Hán đem cái học chương cú vào kinh điển mà làm mất cả diện mục kinh điển.
Người ta còn cho rằng, lệnh đốt sách của vua Tần có ảnh hưởng lớn nhất là về học thuật sử, đưa đến sự hưng khởi của Hán học (tức cái học chương cú huấn hỗ). Bài tựa chương Nghệ Văn chí sách “Tân Đường thư” viết: “Từ khi sáu kinh bị đốt vì Tần rồi phục hưng ở đời Hán, đạo sư truyền bị đứt đoạn, sách vở hỗn loạn sai sót, các học giả không biết được chân diện mục vì vậy cái học chương cú của Nho sĩ hưng khởi lên”.
(Theo Bách khoa thư văn hóa cổ điển Trung Quốc của Nguyễn Tôn Nhan)