CHÔN NHO: LỊCH TRÌNH SỰ KIỆN
Tần Thủy Hoàng mê tín quỷ thần và rất thích đi tìm các thuật thần tiên trường sinh bất tử. Năm thứ 28 (năm 219 trước công nguyên), Tần Thủy Họàng đi tuần du Thái sơn, Trâu Phong sơn, làm lễ phong thiện ở Thái sơn, sau đó lên Lang Nha đài (nay thuộc tây nam Sơn Đông). Lúc ấy có phương sĩ nước Tề là Từ Thị (hay Từ Phúc) tìm đến dâng thư nói rằng ngoài biển có ba tòa thần tiên là Bồng Lai, Phương Trượng, Doanh Châu ở trên có người tiên cư trú, xin cho dẫn theo đồng nam đồng nữ đi ra biển tìm tiên. Truyền thuyết ba tòa thần tiên ngoài hiển vốn đã có từ lâu (có thể do lầm lẫn vì những khói mù ngoài biển). Thời Chiến quốc Tề Uy vương, Tuyên vương và Yên Chiêu vương đều đã từng sai người đi ra biển tìm ba tòa thần tiên ấy.
Nay Thủy Hoàng thấy có người muốn đi tìm tiên giúp mình, đương nhiên vui vẻ lắm, lập tức sai Từ Thị đem theo đồng nam đồng nữ đi ra biển. Kết quả bọn người ấy một đi không trở lại (sau có người nói, đó chỉ là một tên lừa đảo dối gạt Thủy Hoàng đi tìm một hải đảo tự lập làm quốc vương quốc gia mới).
Bốn năm sau (tức năm 215 trước công nguyên), Thủy Hoàng tuần du đến vùng Kệ Thạch (nay thuộc Liêu Ninh) bòn sai Lư Sính đi ra biển tìm người tiên (theo truyền thuyết thượng cổ) và sai bọn Hàn Chúng, Hầu Công, Thạch Sinh đi tìm thuốc bất tử của tiên nhân. Không lâu sau, Lư Sinh từ biển quay trở về, bịa ra câu chuyện thần thoại với bức “đồ thư” có chữ viết: “Vong Tần giả Hồ dã” (làm mất nhà Tần là Hồ vậy), vì vậy Thủy Hoàng vội sai Mông Điềm đem 30 vạn đại quân đi đánh quân Hồ (tức Hung Nô).
Lại ba năm sau (năm 212 trước công nguyên), Lư Sinh khuyên Thủy Hoàng nên giữ bí mật hành tung và nơi ở, không nên để người khác biết cung điện mình cư trú, khi đi ra ngoài nên cải trang giảm bớt tùv tùng, ông ta nói có làm như vậy mới được thuốc bất tử. Thủy Hoàng nhất nhất làm theo, nhưng cuối cùng cũng chẳng tìm được thuốc trường sinh bất tử. Lư Sinh, Hầu Sinh (có lẽ là Hầu công) thấy nguy và sắp bị xử tử bèn bàn cách trốn chạy mất. Thủy Hoàng nghe tin Lư Sinh, Hầu Sinh đã trốn, trước khi trốn còn để lại những lời phỉ báng mình, ông ta nổi giận nói: “Trước đây ta thu gom sách vở trong thiên hạ, lại tụ họp khá đông bọn kẻ sĩ phương thuật văn học với ý muốn nhờ chúng giúp ta hưng thịnh thái bình và giúp ta tìm thuốc tiên. Nay Hàn Chúng ra đi không nghe tin gì, bọn Từ Thị làm hao phí hàng vạn tiền bạc của ta mà chưa hề được một chút thuốc tiên, ngày ngày ta chỉ nghe tin mọi người tìm mưu gian thu lợi riêng. Bọn Lư Sinh được ta sủng ái, được rất nhiều thưởng ban trọng hậu nay lại phỉ báng ta, nói xấu ta. Ở Hàm Dương, ta sai người tra hỏi các chư sinh, phát hiện ra có người đặt ra những yêu ngôn mê hoặc bách tính”. Tiếp đó ra lệnh cho Ngự sử bắt giữ các Nho sinh, bị liên lụy vào vụ này tổng cộng có 460 người chiêu cung mình phạm vào lệnh cấm (tức loại cấm bàn “Thi, Thư” và “lấy cổ xưa chê nay”).
Kết quả, toàn bộ số thư sinh trên bị chôn sống ở Hàm Dương. Lúc ấy là năm Thùy Hoàng thứ 35 (năm 212 trước công nguyên), từ dó còn có khá nhiều ngươi bị đày ra ngoài biên cương. Đương thơi, thái tử Phù Tô có can ngăn : “Nay thiên hạ mới an định, nhân dân trăm họ nơi xa xôi còn chưa yên, bọn Nho sinh học tập theo học thuyết Khổng tử, bị Hoàng thượng xử vào tội nặng, e rằng khiến cho thiên hạ náo loạn. Xin hoàng thượng xét lại”. Thủy Hoàng nổi giận, sai Phù Tô đến Thượng Quận (nay thuộc Thiểm Tây) giám sát quân Mông Điềm.
Trên đây là sự kiện chôn Nho sinh kinh khủng dẫn tới do việc bọn Lư Sinh, Hầu Sinh tìm thuốc tiên thất bại mà còn “phỉ báng” Thủy Hoàng rồi trốn chạy. Hành động này do Thủy Hoàng đã sẵn giận dữ bọn “văn học phương thuật sĩ”. Sự giận dữ của Thủy Hoàng không chỉ đơn thuần có vậy mà thôi, chính ông ta đã từng noi tới hai điểm:
Một, bọn Hàn Chúng, Từ Thị tìm thuốc tiên hao phí quá lớn chẳng được gì, thậm chí không có cả tin hồi âm đưa về. Hai, bọn Nho sinh ở Hàm Dương đặt ra yêu ngôn làm nhiễu loạn lòng người. Còn có một điểm Thủy Hoàng không nói ra, tức việc bọn Nho sĩ văn học không phối hợp để “hưng thái bình” khiến ông ta oán hận. Năm 28 (219 trước công nguyên), tuần du phương đông, Thủy hoàng cho gọi 70 Nho sinh vùng Tề, Lỗ đến làm Bác sĩ, cùng đến chân núi Thái sơn để chuấn bị lên núi cử hành đạí lễ “Phong thiện”.
Lúc ấy, bọn Nho sinh bắt đầu bàn tán, có người bảo đế vương thời cổ làm lễ Phong thiện đều ngồi Bồ xa (bánh xe có quấn bằng cỏ Bồ) lên núi để không làm tổn thương đến cây cỏ đất đá trên núi; lên đến núi rồi quyét đất làm lễ tế, dùng chiếu cỏ trải đất. Có người lại đưa ra quan điểm và kiến nghị khác. Mọi người nói mỗi cách. Tần Thủy Hoàng không biết nghe ai nên quyết định không thèm nghe lời bọn Nho sinh nữa, cứ làm theo ý mình.
Ông ta lên xe cho người lên đỉnh núi cao nhất, dựng bia ca ngợi công đức của mình và coi như vậy là đã hoàn thành đại lễ Phong thiện. Khi xuống núi gặp cơn mưa gió lớn, Thủy Hoàng dừng lại trú dưới một gốc cây, sau phong cho gốc cây đó là “Ngũ đại phu” (tên quan)
Trong quan điểm các Nho sinh thời Tần — Hán, “Phong thiện” là một đại điển được gọi là “Thiên hạ chi tráng quan, vương giả chi phi nghiệp” (Cảnh tráng lệ trong thiên hạ, sự nghiệp lớn của vương giả: Tư Mã Tương Nhu “Phong thiện văn”). Tham dự điển lễ Phong thiện này được cho là một việc cực kỳ thần thánh vinh quang, thậm chí, cha của Tư Mã Thiên là Tư Mã Đàm chỉ vì không được tham dự đại lễ Phong thiện, mà đâm ra phẫn uất đến chết (Bài tựa trong “Sử kỷ”).
Bọn Nho sinh bị Thủy hoàng bỏ lại dưới chân núi đương nhiên hết sức buồn tủi nghe nói Thủy hoàng xuống núi gặp mưa gios, họ bèn cho rằng đó là trời giáng rồi đem ra làm điều chỉ trích, cười chê. Thủy hoảng nghe được những lơi này càng căm hận. Vì vậy, sự kiện “chôn Nho” khồng có gì là lạ. Đương nhiên, không phải Thủy hoàng chốn sông hết các Nho sinh do ông ta trưng tập tới, ngay “Sừ ký” cũng không chép như thế. Thế thì những người bị chôn sông là những người có thân phận ra sao?
Đạì họa vốn do Thủy hoàng giận dữ bọn phương sĩ. Nóì theo tình lý 460 người bị chôn không phải tất cả là Nho sinh “học theo Khổng tử” mà trong ấy nhất định có nhiều phương sĩ thuật sĩ. Theo ghi chép trong sách ‘‘Diêm thiết luận” thời Tần Thủy hoàng “Kẻ sĩ đất Yên đất Tề bỏ cầy bừa, tranh nhau bàn về phương thuật thần tiên, vì vậy người tìm đến Hàm Dương có đến số ngàn. Nếu nói trong số bị chôn không có bọn phương sĩ thì quả vô lý. Thậm chí Chương Tháì Viêm, Cố Hiệt Cương còn cho rằng Thủy hoàng chôn không hề có Nho sinh mà toàn là phương sĩ. hoặc chủ yếu là phương sĩ.
Nay theo nguyên văn trong “Sử ký” chép: “Chư sinh truyền tương cáo dẫn, nãi tự trừ phạm cấm giả tử bách lục thập dư nhân” (các Nho sinh tố cáo lẫn nhau, trừ phạm cấm có hơn 460 ngươi). Họ đã phạm vào điều cấm gì? Cấm lệnh dưới vương triều Tần đối với các Nho sinh, ngoài kiên phị: cấm tư gia dạy học của Lý Tư và các điều cấm tư nhân cất giữ “Thi, Thư* “Bách gia ngữ”, cấm hai người bàn “Thi, Thư”, cấm “lấy xưa chê nay” không còn điều cẩm gì khác, có thể đoán định, bọn bị chôn phạm vào điều cấm là những lệnh cấm trên và phạm vào những lệnh cấm đương nhiên là các Nho sinh, huống hồ trong nguyên văn rõ ràng viết hai chữ “Chư sinh” (các Nho sinh), trong lờỉ cửa Phù Tô cũng nói “các Nho sinh học theo Khổng tử”. Do đó, chủ yếu bị chôn là các Nho sinh.
Nhưng các Nho sinh cũng có thể kiêm luôn cả phương sĩ, thuật sĩ. Ví dụ như Lư Sinh và Hầu sinh, họ đi tìm thuốc tiên cho Thủy hoàng đương nhiên là phương sĩ, nhưng những lơi họ phỉ báng Thủy hoàng lại là khẩu khí của các Nho sinh. Tại sao vậy? Có thể giải thích thế này: căn bản phương sĩ là dùng phương thuật lừa dối người, không có lý luận thuyết phục ngươi, nếu không kiêm thông cả Nho thuật, không đưa ra chiêu bài Nho gia sẽ không gây được ảnh hưởng rộng rãi để hiệu triệu tín dồ. Như Lư Sinh, Hầu Sinh học vài câu mô thức Nho gìa, ăn mặc giống như các Nho sinh mới dễ lừa người.
Còn về cảc Nho sinh, chỉ có Nho thuật đơn thuần không làm gì được, Thủy hoàng vôn đã mê tín phương thuật hoặc bỏ Nho đi theo phương thuật cũng là hiện tượng bình thường. Lư Sinh, Hầu Sinh có thể là những Nho sinh kiêm thông phương thuật. Tên họ gọi là “Lư Sình, Hầu Sinh” hình như đủ thuyết minh điểm này. Nói tóm lại, chữ “chôn Nho” có thể gọi một cách chỉnh danh là “chôn Nho sinh, phương sĩ” hoặc gọi tắt là “chôn kẻ sĩ”. Hơn 460 Nho sinh, phương sĩ bị chôn sống không để lại tên tuổi một ai, còn những kẻ gây ra sự việc là Lư Sinh, Hầu Sinh, theo ghi chép trong sách “Thuyết Uyển“ sau khi Lư Sinh bỏ trốn, Thủy hoàng không tìm bắt được, riêng Hầu Sinh sau đó bị bắt, Thủy hoàng định cho xe dẫm nát Hầu Sinh. Hầu Sinh can đảm nói mấy câu vạch tội xa xỉ của Thủy hoàng, vạch ra tính nguy hại của hành vi ấy. Thủy hoàng nghe xong im lặng rồi thả y ra. Truyền thuvết này không lấy gì để chứng minh, rất khó phân biệt là thật hay giả.
ĐỊA ĐIỂM VÀ CHI TIẾT CHÔN NHO
Liên quan đến tình tiết và địa điểm cụ thể vụ chôn Nho này. Sách “Sử ký” không ghì chép, sau này có những thuyết khác nhau. Nhan Sư Cổ đời Đường khi chú giải sách “Hán thư” có viết: “Nay ở huyện Tân Phong có nơi gọi là Mẫn Nho hương, Tây Nam ba dặm Ôn Thang có Mã cốc, phía tây Mã cốc có hố, các cố lão tương truyền đây là nơi Tần chôn Nho”.
Vệ Hoàng viết trong bàì tựa sách “Chiêu Định cổ văn Thượnng Thư” viết; “Tần đã đốt sách vẫn lo thiên hạ không theo pháp chế thay đổi, các Nho sinh đến đều được bái giữ chức lang, trước sau gồm 700 người. Mật lệnh mùa đông đến Ly sơn trồng dưa. Khi dưa đậu trái, gọi Bác sĩ và chư sinh tới bàn định, mỗi người một ý. Đặt máy sẵn, chư sinh hiền nho đều đến… Vì vậy bấm máy, đất từ trên đổ đè xuống, tất cả chết không một tiếng kêu” — “Nơi đây là đất thương tiếc các Nho sinh (Mẫn Nho), không thể sai được”. Khổng Dĩnh Đạt sống cùng thời với Nhan Sư Cổ, dẫn chửng bàì tựa của Vệ Hoàng trong sách “Thượng thư chính nghĩa”: “Tần đổi cổ văn ra Triện Lệ, nhiều người trong nước chỉ trích, Tần sợ thiên hạ không theo mình nên cho gọi chư sinh, người nào đến đều được bái làm chức lang, gồm 700 người. Lại mật lệnh trồng dưa mùa đông ở Ly sơn. Dưa ra trái, xuống chiếu cho Bác sĩ trong thiên hạ, và chư sinh bàn định, mỗi người một ý… Chư sinh bàn định phân vân, máy được bấm, đất từ trên đổ xuống, tất cả đều chết”.
Trân đây lời của Khổng Dĩnh Đạt có phần giống với lời của Nhan Sư cổ. Vệ Hoằng là học giả đầu đời Hán, cách đời Tần đã xa, những ghi chép về vụ chôn Nho chắc chỉ nghe truyền văn. Hai truyền thuyết đại đồng tiểu dị trên đây vượt qua những chi tiết do “Sử ký” ghi chép, có thể là những lời không biết kê cứu vào đâu. Đương nhiên cũng có thể có một sự kiện chôn Nho nào khác nữa, nhưng ngày nay đã thiếu chứng cớ.
Các cách thức xử tử tội phạm thời Tần có Lục (giết), Khí thị (giết bêu ngoài chợ), Lân (phanh thây), Yêu trảm (chém ngang lưng), Xa liệt (xe cán xác), Tạc đỉnh (chặt đỉnh đầu), Trừu hiếp (móc xương sườn), Hộ phanh (nướng chết), Tương phác (đánh chết) v.v…. đều là những hình phạt tàn khốc. Thủy hoàng áp dụng, phương thức chôn sống các Nho sinh, hình như là một loại “ưu đãỉ”. Nhưng hơn 460 người cùng bị chôn sống, thực sự hết sức thảm khốc.
Kỳ thực, đây là truyền thống của nước Tần. Theo “Sử ký” chép ở phần “Bạch Khởi liệt truyện’’, Tần Chiêu vương năm 34 (năm 273 TCN) Võ An quân Bạch Khởi đánh bại tướng Triệu là Giả Yển đã chốn sống hai vạn quân Triệu ở sông Hoàng Hà đây là dìm chết; năm 47 (năm 260 TCN), Bạch Khởi lại đánh bại quân Triệu ở Trường Bình, bắt sống 40 vạn quân rồi chôn sồng giết chết toàn bộ – lần này chính là chôn sống. So với Bạch Khởi, Thủy hoàng chôn Nho còn nhỏ hơn nhiều. Trong truyền thuyết có chi tiết “đặt máy” không phải vu cáo. Mộ Tần Thủy hoàng dưới chân núi Ly sơn có loại ám khí sử dụng dây móc, điều đó có ghi chép minh bạch trong sách “Sử ký” rồi.
Một lần chôn sống hơn 460 người Nho sinh, con số đương nhiên không nhỏ, nhưng vẫn khồng thể nóì là đã giết hết kẻ sĩ đương thời. Khi Trần Thiệp khởi nghĩa và khi Lưu Lưu Bang nổi dậy vẫn còn nhiều Nho sinh theo về, các bậc danh Nho đầu đời Hán như Thúc Tôn Thông, Lục Giả, Lịch Thực Kỳ, Phục Sinh đều là Nho sinh hoặc Bác sĩ từ thời Tần. Thậm chí chỉ hai năm sau vụ chôn Nho, có một tảng đá vân thạch rơi xuống Đông quận (nay thuộc tây nam Hà Nam) có người khắc mấy chữ “Thủy hoàng đế chết ở nơi này” khiến Thủy hoàng nổi giận giết chết hết cư dân quanh vùng tảng đá rơi. Người khắc chữ đương nhiên không phải là bá tính dốt nát. Điều này chứng minh các phương sĩ, các Nho sinh chẳng những không bị giết hết mà còn không hề bị khuất phục,
Từ đời Hán đến nay, người ta thường kết hợp hai sự việc chôn Nho và Đốt sách vào làm một, hễ nói tới chôn Nho ắt phải nhắc đến Đốt sách, thậm chí, có người còn cho rằng vua Tần muốn hủy diệt triệt để “Thi, Thư” nên chôn sống những người truyền bá “ Thi, Thư”. Vương Sung chỉ trích bác bỏ quan điểm ấy, ông là người đầu tiên phân biệt chôn Nho và Đốt sách và chỉ rõ đây là hai vụ việc có bối cảnh khác nhau. Đốt “Thi, Thư” bắt đầu từ lời can gián của Thuần Vu Việt; chôn Nho sĩ bắt đầu từ những lời yêu ngôn của chư sinh (Luận Hành). Do vì sự kiện chôn Nho quá đột nhiên, tính báo thù quá mạnh, có người cho rằng là do I một mình Thủy hoàng nổi giận” (Cố Hiệt Cương – Tần Hán đích phương sĩ dữ Nho sinh) có người cho rằng “thực tế đây là hành vi báo thù của riêng cá nhân hoàng đế” (Trương Thế Long “Tần Thủy Hoàng phần chư khanh Nho biện “). Về việc này, cần phải nói rõ: chôn Nho tuy là việc do Thủy hoàng nổi giận báo thù nhưng vẫn là vụ án đúng theo pháp luật, án này thực tế do Thủy hoàng xử trí tội “phỉ báng” theo luật pháp. Không thể vì Tần Thủy hoàng là một bạo chúa mà cho rằng ông làm theo ý mình, kỳ thực trong các đế vương thời cổ, ông ta có phần tuân thủ pháp luật nhiều hơn ai khác. Chương Thái Viêm công nhận Thủy hoàng cai trị nước theo quan điểm Pháp gia, hình phạt thời Hán Võ đế. Luận điểm này khá công bình. Vân đề là hình luật đời Tần quá ư nghiêm khắc và cách chôn sông người quá ư kinh khủng.