• LÁ SỐ TỬ VI
  • LÁ SỐ TỨ TRỤ
  • LẬP QUẺ DỊCH
  • LỊCH VẠN SỰ
  • TUỔI HỢP-TÊN HAY-SỐ ĐẸP
Học viện lý số
Advertisement
  • GIỚI THIỆU
  • Bát tự không cân bằng
  • Gieo quẻ mai hoa
  • PHẦN MỀM
    • Lá số Tử vi
    • Lá số tứ trụ
    • Lập quẻ dịch
    • Xem ngày tốt xấu
    • Xem số điện thoại
  • NGHIÊN CỨU
    • Phong thủy
    • Dịch học
    • Tử vi đẩu số
    • Văn hóa – Tín ngưỡng
    • Tướng pháp
    • Trạch nhật
  • Lưu trữ lá số
  • Liên hệ
  • Chính sách bảo mật
No Result
View All Result
  • GIỚI THIỆU
  • Bát tự không cân bằng
  • Gieo quẻ mai hoa
  • PHẦN MỀM
    • Lá số Tử vi
    • Lá số tứ trụ
    • Lập quẻ dịch
    • Xem ngày tốt xấu
    • Xem số điện thoại
  • NGHIÊN CỨU
    • Phong thủy
    • Dịch học
    • Tử vi đẩu số
    • Văn hóa – Tín ngưỡng
    • Tướng pháp
    • Trạch nhật
  • Lưu trữ lá số
  • Liên hệ
  • Chính sách bảo mật
No Result
View All Result
Học viện lý số
No Result
View All Result
Home Tướng pháp

Lịch sử phát triển của thuật chọn ngày (bài 3)

Minh Tue by Minh Tue
Tháng 9 25, 2016
in Tướng pháp
0
0
SHARES
76
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter
Đánh giá post

ĐỜI ĐƯỜNG – THUẬT TRẠCH CÁT RA ĐỜI

Đáng tiếc là, Lịch thư từ sau đời Hán đến đời Đường, chúng tôi chưa có được một phát hiện nào, không có cách nào nhìn thấy được dấu vết và bước đi hoàn chỉnh của sự phát triển thuật trạch cát và trạch cát Hoàng lịch. Nhưng cũng còn may là, những ghi chú lịch cụ thể, hiện bảo tồn trong các sách vở lưu giữ ở động Đôn Hoàng có từ sau đời Ngũ đại, năm Đồng Quang thứ tư đời Đường và năm Ung Hy thứ 3 đời Tông đã giúp chúng tôi lý giải được quá trình cơ bản phát sinh thuật trạch cát cũng như sự chín muồi của nó.

Những ghi chú lịch cụ thể (dẫn từ “Đôn Hoàng suyết tỏa”) năm Đồng Quang thứ tư đời Hậu Đường (năm 926):

Hàng thứ nhất là tiêu đề:

Đại đường Đồng Quang tứ niên cụ lịch nhất quyển (cuốn lịch đầy đủ năm Đồng Quang thứ tư thời Đại Đường) Can Hỏa, Chi Thổ, Nạp âm Thổ gồm 384 trang, tham mưu quân sự: Cồ Phụng Đạt.

Hàng thứ 2: Tiêu đề nhân thần của mỗi ngày.

Dưới mỗi ngày có ghi chú nhân thần của ngày đó.

Tiếp theo xem trong 30 ngày thấy ghi: Ngày mồng 1, nhân thần ở ngón chân cái; Ngày mồng 2 ở mắt cá ngoài; Ngày mồng 3 ở vế đùi trong; Ngày mồng 4 ở eo lưng;… Ngày 30 ở bàn chân.

Tiếp đó là những tháng đủ, tháng thiếu, tháng nhuận trong năm.

Tháng giêng thiếu, nhuận tháng giêng, tháng 2 đủ, tháng 3 thiếu, tháng 4 đủ, tháng 5 thiếu, tháng 6 thiếu, tháng 7 đủ, tháng 8 thiếu, tháng 9 đủ, tháng 10 đủ, tháng 11 thiếu, tháng chạp đủ.

Cuối cùng là lịch từng ngày trong 12 tháng.

Căn cứ nội dung trên, chúng ta có thể biết:

– Thứ nhất: Dưới mỗi tháng, trừ tháng đủ thiếu và nguyệt kiến còn có thiện thần của tháng đó (Thiên đạo) và phương vị của thần, đổng thời chỉ rõ tháng đó nên tu tạo và xuất hành theo phương tốt (phương Nam). Điều này chứng minh thời ấy đã có hệ thống thần sát nguyệt lệnh và sự phán đoán lành dữ các tháng.

– Thứ hai: Trong nội dung ghi chú nhật lịch trong 12 tháng, trừ thượng hạ huyền, sóc vọng, 72 hậu, phụ chú có Can chi nạp Âm Ngũ hành, 12 trực thần sát lành dữ và điều nên làm, nên kỵ. Thiên ân, Vô thương, Thiên cang, Khôi,… đều là các thần sát vốn thuộc hệ thống loại thần sát của can chi Ngũ hành. Do đó có thể biết, ngoài hệ thống thần sát nguyệt lệnh, cách phán đoán, những ngày lành dữ nên làm, nên kỵ ra còn dùng hệ thông thần sát Can chi Ngũ hành cùng can chi, Ngũ hành, 12 trực.

– Thứ ba: Nhân thần mỗi ngày đều ghi toàn bộ trước nhật lịch mà không ghi chú riêng, không giống với Hoàng lịch sau này.

– Thứ tư: Ngay đầu Lịch thư không ghi “phương vị niên thần”, không có thần sát theo từng năm của Thái tuế, cũng không vẽ “cửu tinh đồ” của phương vị từng tháng lành dữ thế nào và tiêu chí năm đó ra sao.

Như vậy có thể thấy, cách ghi chú lịch năm Đồng Quang thứ tư thời Hậu Đưòng về nội dung ghi chú chỉ đạt được 2 trong 3 hệ thống thần sát lớn của thuật trạch cát sau này (Hệ thông thần Thái tuế, hệ thống thần sát Nguyệt lệnh và hệ thống thần sát Can Chi). Tuy căn cứ phán đoán lành dữ còn hơi ít, nội dung phụ chú của nó chỉ chú ý mặt tốt đẹp thuận lợi, ngày dữ chỉ ghi chú thần sát, không ghi chú những việc cần kiêng kỵ, song điều đó cũng đủ cho thấy, đó là những yếu tố cơ bản của Trạch cát Hoàng lịch sau này. Hơn nữa, theo khảo chứng của các học giả hiện đại thì sau đời Hậu Đường, Cửu tinh thuật (còn gọi Cửu cung) đã được sáng lập và lưu hành rồi. Nó được ứng dụng rất nhanh trong ghi chú lịch, chỉ là Đôn Hoàng là nơi xa vắng ở miền Tây Bắc, làn gió xuân của lịch mới và ánh sáng của cửu tinh còn mờ mịt nên chưa thổi tới những nơi xa xăm của Ngọc Môn quan. Cũng cần hiểu rằng, từ thế kỷ thứ 9 của đời Đường, nạn binh hỏa liên miên, chỉ trong vòng chưa tới 20 năm, năm Đồng Quang thứ tư của thời Hậu Đường (năm 926), cuộc chiến tranh của Chu Ôn kéo dài phế truất Ai đế nhà Đường, lập nên nhà Hậu Lương (năm 907). Do đó có thể suy đoán, các loại như trạch cát Hoàng lịch đã phát sinh vào Hậu kỳ nhà Đường. Do chiến tranh liên miên, sự phát triển hình thức mới chưa được lưu truyền tới các miền đất xa xăm.

Một số tài liệu khác thì nói thuật trạch cát không phải được ra đời thời Hậu Đưòng mà đã phát sinh từ thời đầu nhà Đường.

Sách “Cựu Đường thư – truyện Lã Tài” viết:

“Vua Thái Tôn thấy sách Âm Dương thời cận đại sai ngoa, xuyên tạc rất nhiều, điều kiêng kỵ cũng lắm bèn sai Lã Tài và hơn 10 học giả khác sao chính lại, bỏ những chỗ nông cạn, tầm thường, giữ lại những gì dùng được, soạn thành 53 quyển, cùng với sách cũ 47 quyển. Năm Trinh Quán thứ 15 bộ sách hoàn thành, ban chiếu chỉ lưu hành.

Lã Tài là một nhà triết học nổi tiếng đời Đưòng, ông là người tài giỏi, học rộng hiểu nhiều, càng tinh tường về Âm Dương. Sau khi nhận mệnh vua, cùng các học giả khác, ông đã lấy các điển cố hiệu chỉnh lại những bộ sách lưu hành thời bấy giờ như Phong thủy Kham dư thuật, Lộc mệnh thuật, Táng thư,… khiến cho chúng hợp nghĩa lý kinh điển.

Điều được nói ở trên cùng các tài liệu khác đã chỉ rõ rằng, vào thời nhà Đường, thuật Âm Dương, thuật Lộc mệnh, thuật Phong Thủy đã cực kỳ phồn thịnh. Chỉ xét việc chọn ngày chôn cất, đã thấy thuật trạch cát thời đấy phát triển khá quy mô.

(Theo sách Bí ẩn về chọn ngày của Nhà xuất bản Hà Nội)

Tags: chọn ngàylịch phápthiên vănthời giantrạch cát
Previous Post

Tướng lý ngũ hình – Bài 3: Người hình thổ

Next Post

Tử Vi thứ Hai ngày 26 tháng 9 năm 2016 cho các con giáp

Minh Tue

Minh Tue

Related Posts

Tướng pháp

Bảo vệ: Thượng đình và năng lực tư duy

Tháng 4 24, 2022
Tướng pháp

Bảo vệ: Tổng hợp video và bài học tướng pháp

Tháng 12 19, 2021
Tướng pháp

Bài học và bài tập tướng pháp buổi 1

Tháng 12 18, 2021
Chương trình học Tướng Pháp Nguyên Cát 1 – 2021
Tướng pháp

Chương trình học Tướng Pháp Nguyên Cát 1 – 2021

Tháng 12 5, 2021
Đề cương học tướng pháp – Vũ Trọng Nhân
Tướng pháp

Đề cương học tướng pháp – Vũ Trọng Nhân

Tháng 10 31, 2021
Tướng pháp

Bảo vệ: 36 bài học tướng pháp và video tổng hợp

Tháng 10 31, 2021
Next Post

Tử Vi thứ Hai ngày 26 tháng 9 năm 2016 cho các con giáp

Stay Connected test

  • 139 Followers
  • 87.2k Followers
  • 191k Subscribers
  • 23.9k Followers
  • 99 Subscribers
  • Trending
  • Comments
  • Latest
Gieo quẻ Mai Hoa miễn phí

Gieo quẻ Mai Hoa miễn phí

Tháng 5 9, 2024
Thiết kế phong thủy

#1 Lá số Tứ trụ ( Lá số Bát tự )

Tháng 5 5, 2024
Lá số Tử vi

Phần mềm lập Lá số tử vi

Tháng 5 5, 2024

BÓI QUẺ LỤC HÀO – GIEO QUẺ HỎI VIỆC

Tháng 5 5, 2024
Hỗ trợ tạo biểu đồ vận mệnh (theo Tử vi đẩu số) miễn phí

Hỗ trợ tạo biểu đồ vận mệnh (theo Tử vi đẩu số) miễn phí

26

Tử Vi Thứ Bảy Ngày 20 Tháng 05 Năm 2017 Cho Các Con Giáp

7

Kỳ môn độn giáp Excel

3
Gieo quẻ Mai Hoa miễn phí

Gieo quẻ Mai Hoa miễn phí

3
Một số điều cần lưu ý khi nhập môn Độn Giáp

Một số điều cần lưu ý khi nhập môn Độn Giáp

Tháng 8 30, 2024
Vì sao nên gọi người xem quẻ Dịch là “Bốc Sư” (Thầy Bói)

Gieo Mai Hoa luận Lục Hào

Tháng 8 28, 2024
Vì sao nên gọi người xem quẻ Dịch là “Bốc Sư” (Thầy Bói)

Bàn về Nhật thần và Nguyệt lệnh trong Bói dịch

Tháng 8 28, 2024
Vì sao nên gọi người xem quẻ Dịch là “Bốc Sư” (Thầy Bói)

Vì sao nên gọi người xem quẻ Dịch là “Bốc Sư” (Thầy Bói)

Tháng 8 26, 2024

Recent News

Một số điều cần lưu ý khi nhập môn Độn Giáp

Một số điều cần lưu ý khi nhập môn Độn Giáp

Tháng 8 30, 2024
Vì sao nên gọi người xem quẻ Dịch là “Bốc Sư” (Thầy Bói)

Gieo Mai Hoa luận Lục Hào

Tháng 8 28, 2024
Vì sao nên gọi người xem quẻ Dịch là “Bốc Sư” (Thầy Bói)

Bàn về Nhật thần và Nguyệt lệnh trong Bói dịch

Tháng 8 28, 2024
Vì sao nên gọi người xem quẻ Dịch là “Bốc Sư” (Thầy Bói)

Vì sao nên gọi người xem quẻ Dịch là “Bốc Sư” (Thầy Bói)

Tháng 8 26, 2024
Học viện lý số

Sẻ chia tri thức Cha Ông

Follow Us

Liên kết

  • Học quán Sơn Chu
  • Bốc Dịch
  • Vũ Phác

Recent News

Một số điều cần lưu ý khi nhập môn Độn Giáp

Một số điều cần lưu ý khi nhập môn Độn Giáp

Tháng 8 30, 2024
Vì sao nên gọi người xem quẻ Dịch là “Bốc Sư” (Thầy Bói)

Gieo Mai Hoa luận Lục Hào

Tháng 8 28, 2024
  • About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact

© 2021 Học viện Lý số. DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • GIỚI THIỆU
  • Bát tự không cân bằng
  • Gieo quẻ mai hoa
  • PHẦN MỀM
    • Lá số Tử vi
    • Lá số tứ trụ
    • Lập quẻ dịch
    • Xem ngày tốt xấu
    • Xem số điện thoại
  • NGHIÊN CỨU
    • Phong thủy
    • Dịch học
    • Tử vi đẩu số
    • Văn hóa – Tín ngưỡng
    • Tướng pháp
    • Trạch nhật
  • Lưu trữ lá số
  • Liên hệ
  • Chính sách bảo mật

© 2021 Học viện Lý số. DMCA.com Protection Status