Năm yếu tố quan trọng nhất trong Phong thủy là long, huyệt, sa, thủy và hướng. Đây cũng là những nhân tố quan trọng cấu thành nên cách cục “Phong thủy bảo địa”. Bản chất của tất cả những yếu tố này là khí. Mục đích của tất cả các công việc tầm long, điểm huyệt, quan sát sa, xác định thủy, lập hướng đều là để tìm được cát khí phù hợp với con người đồng thời giúp con người tránh được những sát khí không có lợi.
Những vùng đất đạt tiêu chuẩn “Phong thủy bảo địa”, ngoài việc phải đảm bảo đáp ứng được yêu cầu “tứ tượng tất bị” (có đầy đủ “tứ tượng”: Chu tước, Huyền vũ, Thanh long, Bạch hổ) còn cần xét đến rất nhiều yếu tố khác như lai long, án sa, minh đưòng, thủy khẩu, lập hướng,… Đây cũng chính là những yếu tố long, huyệt, sa, thủy, hướng thường được nhắc đến rất nhiều trong lý thuyết Phong thủy. Cuốn “Dương trạch thập thư” có nhận định: “Nơi ở của con ngưòi thường lấy đại địa sơn hà làm chủ. Trong đó, các yếu tố lai long, mạch, khí và thế thường có ảnh hưởng, quan hệ mật thiết nhất đến họa phúc của con người sống trên mảnh đất đó”.
Ngoài ra còn có một số nhận định khác như: “Trong Dương trạch (xây dựng nhà cửa), Lai long phải nguyên vẹn, không có sự khác biệt, nơi ở phải có thế rộng rãi, bằng phẳng. Minh đường cũng cần rộng rãi để hàng vạn con ngựa có thể dừng chân dù là nơi sơn cốc hay bình nguyên. Phía trước và phía sau phải có đường nước bao bọc, ôm vòng thi mới coi là quý. Phía bên trái và bên phải cần có đưòng đi thuận tiện thì mới được cho là tốt đẹp”.
Một số nhận định về thủy khẩu: “Thủy khẩu là một phía mà các loại thủy cùng chảy ra”. Vị trí của thuỷ khẩu nên nằm ở giữa hai bên núi cao hoặc ở chỗ mạch núi uốn lượn với yêu cầu dòng nước uốn khúc chảy đi, như không thấy nó chảy đi là cát. Núi ở hai bên bờ thủy khẩu có 4 tên gọi là Sư (sư tử), Tượng (voi), Qui (rùa), Xà (rắn), lớp lớp che chắn, ở bên trong thì tụ khí, bên ngoài thì chắn gió. Nếu Hành Long phương khác thích hợp với thủy khẩu, sẽ tạo thành các cục diện Hoa biểu, Càn môn, Thiên mã đại quí. Xây dựng đô thành, lăng tẩm đế vương thì núi ở hai bên thủy khẩu phải sừng sững, cao đẹp, hùng cứ một phương. Cự ly của thủy khẩu có thể xa và cũng có thể gần. Nhìn chung, đất huyệt mộ cách thủy khẩu tương đôi gần, còn thôn xóm đô thị thì cách thủy khẩu tương đôi xa, từ 1 đến 2 ~ 3 dặm, 7 ~ 8 dặm, thậm chí vài chục dặm, 2 ~ 3 trăm dặm. Cách thủy khẩu xa tất là đại địa. Thủy khẩu lại chia ra nội, ngoại, đại, tiểu. Ngoại thủy khẩu tức Đại thủy khẩu, là nơi tổng vào ra của toàn bộ thủy lưu trong vùng, tức Tổng thủy khẩu. Bên trong Tổng thủy khẩu bất kể Lai Long nhiều hay ít, kết địa nếu là Can, thì sát thân mình cần có Tiểu thủy khẩu, tức Nội thủy khẩu, yêu cầu Sa phải thành lớp lớp thụ thủy. Ca quyết viết “Quan môn nhược hữu thập trùng tỏa. Tất hữu vương hầu cứ thử gian”; (Táng kinh dực), là đất đại quí. Trong Phong thủy dương trạch, tại thủy khẩu người ta có thể tiến hành kiến tạo các công trình che chắn phong tỏa thủy khẩu, như bắc cầu, đắp đê hoặc xây dựng trên bờ đình đài, lầu tháp, hoặc đắp gò nổi ngay trong nước. Tại vùng đồng bằng không có núi che chắn thủy khẩu thì đòi hỏi thủy lưu phải uốn khúc đồng thời phải kiến tạo công trình phong tỏa. Phương vị của thủy khẩu cũng có quy tắc phải theo. Tại vùng rừng núi, nói chung thủy lưu tùy theo hướng của mạch núi mà định, ở vùng đồng bằng thì căn cứ địa thế cao thấp mà quyết. Đặc điểm địa hình của Trung Quốc là phía tây cao, phía đông thấp, nên các dòng sông chủ yếu chảy từ phía tây sang phía đông và đổ ra biển, cho nên thủy khẩu phần lớn cũng phải nằm ở phía đông, phía nam hoặc đông nam, mà phô biến là ở phía đông nam. Thuật Phong thủy tổng kết rằng thủy khẩu ở vị trí Tốn sơn là cát lành. Thủy khẩu có nhiều tên gọi, ví dụ Phong môn, ngụ ý có gió thổi vào đây; gọi là Lậu đạo, ngụ ý sinh khí thất thoát từ đây; nên núi ở thủy khẩu có tên gọi Phong thành, cản môn ngụ ý chắn gió, cản gió. Thuật Phong thủy cực kỳ coi trọng thủy khẩu”. Có lý luận “Nhập sơn quan thủy khẩu” (vào núi quan sát thủy khẩu), cho rằng một vùng đất có đủ mọi điều kiện tốt mà thủy khẩu không được phong tỏa, thì rất hung. Tác dụng thực tế của thủy khẩu là giới định phạm vi bên ngoài của đất huyệt mộ, thôn trấn, đồng thời thủy khẩu cùng nằm ồ chỗ địa thế thấp nhất, thường thường cũng là nút giao thông. Thuật Phong thủy rất chú trọng thủy khẩu về căn bản là do người ta coi trọng môi trường bên ngoài của huyệt mộ và thôn trấn.
Bên cạnh những điều kiện nêu trên, một số tiêu chuẩn khác để một vùng đất được coi là “Phong thủy bảo địa” là: “Tinh thần gần án sơn, minh đường phải rộng rãi, án sơn gần minh đường thì không thể có thế nhỏ hẹp”
Những tiêu chuẩn cơ bản để xem xét một vùng đất có thể được coi là “Phong thủy bảo địa” hay không: Phía Bắc phải có nhiều núi liên tiếp nối liền với nhau, phía Nam phải có nhiều núi thấp hoặc gò đống thấp để tạo thành thế hô ứng, bên trái và bên phải cũng cần có nhiều núi hộ vệ, ôm vòng, bảo vệ theo nhiều tầng lớp; đường cục ở trung tâm cần có sự phân minh, rõ ràng, địa thế rộng rãi và bằng phẳng. Một trong những điều kiện rất quan trọng cần phải có nữa là đường nước chảy vòng vèo, bao bọc. Một vùng đất hội đủ tất cả những đỉều kiện như vậy chính là một nơi “Phong thủy bảo địa” lý tưởng. Tất cả những điều này đều được thể hiện rất rõ ràng trong cuốn “Phong thủy giảng nghĩa” của Phật ẩn: “Kháo sơn nổi lên rõ rệt, có độ cao thấp phân định rõ ràng, đường nước uốn khúc ôm vòng, bao bọc, phần trung tâm có xuất mạch, huyệt vị nổi lên rõ ràng, long sa và hổ sa ôm vòng thành nhiều lớp, bên ngoài còn có ngoại sơn và ngoại thủy bảo vệ tầng tầng lớp lớp. Đất ấy chính là nơi phát phúc phát quý lâu dài”
Xét trên góc độ xây dựng các đô thị hiện đại, một điều kiện cần thiết trước khi thiết kế và thi công là phải khảo sát hệ thống môi trường sinh thái cũng như các điều kiện địa lý tự nhiên của toàn khu vực. Mỗi khu vực đều có những đặc trưng riêng về cấu tạo địa chất, địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng, sinh thực vật và thủy văn. Chỉ khi tất cả những điều kiện địa lý tự nhiên này phối hợp hài hòa, bổ sung tốt cho nhau thì “kh픑 của toàn bộ khu vực mới phát triển thuận lợi, tốt đẹp. Đây là những đỉều kiện rất quan trọng giúp khu vực đó trở thành một vùng đất giàu sức sống và tiềm năng phát triển, tạo nên một vùng đất “Phong thủy bảo địa” – nơi có môi trường sống vô cùng tốt đẹp cho con người. Với những thành phố hoặc vùng nông thôn có đặc đỉểm lưng dựa vào núi, mặt hướng ra sông thì bản thân những vùng đất này đã là nơi có môi trường điển hình với ý nghĩa sinh thái học rất tốt đẹp. Giá trị khoa học của những vùng đất này là ỗ chỗ: Phía sau dựa vào núi đá để tránh được những đợt gió Đông Bắc lạnh buốt của mùa đông giá rét; phía trước mặt nhìn ra sông để có thể đón lấy những cơn gió nam mát mẻ, trong lành của mùa hè, lại thuận tiện cho việc tưới tiêu, di chuyển bằng tàu thuyền hay chăn nuôi, trồng trọt; thế Triều dương là để ngày nào cũng được đón nhận những tia nắng mặt trời ấm áp; những triền dốc thoai thoải lại có tác dụng giúp thành phố tránh được nạn lũ lụt gây họa; bao bọc xung quanh thành phố là những rừng cây rậm rạp, vừa có tác dụng bảo vệ, nuôi dưỡng nguồn nước lại vừa bảo vệ thủy thổ, giúp điều tiết khí hậu, mùa màng phát triển,… Tất cả những điều kiện tự nhiên lý tưởng đó phối hợp với nhau sẽ tạo nên một môi trưòng sống vô cùng tốt đẹp. Những vùng đất hội đủ tất cả các đỉều kiện tự nhiên nêu trên cũng chính là những “Phong thủy bảo địa” tuyệt vời mà các nhà kiến trúc Phong thủy học thời cổ đại luôn cố gắng kiếm tìm.
(Theo Bách khoa phong thủy của Vương Minh Quang)