– Vấn: Xưa nói ở Bình dương chẳng cần phải hỏi tông tích long, hễ thấy thủy nhiễu là chân long! Nếu bảo chỗ thủy nhiễu làm long thì chỗ đất nào mà không có thủy, mà không phải phân tách sa và cục, thì hết thẩy đều là long à?
– Đáp: Hai dòng nước giáp hai bên long, chảy xuôi dòng xuống dầu mạnh như sóng đuổi nhưng đến chỗ giao nhau, được có sa hội thì định là long, huyệt.
– Diệp Cửu Thăng nói: ở miền bình dương, những chỗ phẳng lì một mặt thì không hay kết tác. Đến chỗ có không giới (là chỗ cao, thấp giáp nhau) mà gặp thủy thì mãi thành huyệt. Cho nên lấy chỗ thủy nhiễu làm chân long. Nhưng long có thủy nhiễu, sa cũng có thủy nhiễu mà long thì hữu huyệt, sa thì vô khí. Nếu cứ thấy thủy nhiễu mà nhận là chân long thì là nhầm lắm! không thể nói xiết được.
– Đáp: Lấy chỗ thủy giao, sa hội mới là định long huyệt chứ không phải lấy thủy nhiễu mà nhận là chân long. Tất là thủy nhiễu sa hội, đoàn tụ lại thành cục thì ở trong mới là chân long, mới có huyệt. Còn chỗ có thủy nhiễu nhưng sa không hội, vẫn quay đầu đi thì không thể nhận là chân long được! Tức là không có huyệt.
Dương Công nói: Cái “không long” ở Bình dương ấy; ý là lấy địa làm Thực, Thiên làm Không, địa phải có Thiên thì mới kết, chứ không phải là bỏ cái Thực, mà chỉ nói cái Không. Sau Mịch Sư lấy cái Không thì thủy nhập (nước vào chỗ trũng), vậy lấy thủy là long cũng như Dương Công nói long vậy.
Ở bình dương có hai cách đi tìm đất;
Một đằng thì đi theo trên mặt đất, tìm đến chỗ gần nước, gọi là thuận cầu; một đằng thì ngồi thuyền theo dòng nước tìm đến chỗ đất đột khởi lên gọi là nghịch cầu.
Lối thuận cầu thì tìm thấy đất khó nhọc
Lối nghịch cầu thì tìm được đất dễ dàng.
Một đằng theo chỗ Thực đi tìm chỗ Không, một đằng theo chỗ Không đi tìm chồ Thực.
Mịch sư lấy Thủy phân chi, cán, để tầm long là cái cách đi tìm mau lẹ chứ không phải lấy cái Thủy làm long.
Xem phép đặt huyệt của Mịch Sư thì đều ỏ chỗ cao khởi, chứ không để chỗ đê bình. Những người không suy xét thì không hiểu được ý vị mà nhận thủy làm long, chực muốn bỏ cái Thổ khí mà thừa cái Thủy khí thì thật là nhầm to! Nếu quả thật thủy là long mà thổ không phải là long thì cứ bỏ hài cốt xuống nước mà táng có được không ? Hà tất phải tìm chỗ đất cao? Tức là phép định cục, biến quái của Mịch Sư, lấy chỗ bên Nam có nước thì gọi là Khảm cục (Bắc). Vậy rõ ràng là lấy địa làm Thể, lấy thủy làm Dụng. Nếu thủy là long mà bên Nam có nước là Ly long thì phải gọi là Ly cục chứ sao lại gọi là Khảm cục? Vậy hai danh từ Thủy long và Không long, chỉ là cái huyền bí, si thuật cho những người u mê, lờ mờ thôi!
– Lại hỏi: Đã lấy thuận thủy làm chủ như, thủy ở phương đông lại mà không có long ở phương tây đến thì sao?
– Đáp: Cái địa khí lưu động, biến hoá cũng như thủy lưu động biến hoá. Nếu y nguyên không định hướng, thì đâu có thấy, đều là thủy thuận lưu mà không có lý nghịch hồi hay sao?
Như cái đại thủy tùy long, chảy về phương đông mà cái tiểu thủy ở trước mặt (huyệt) cũng chảy về phương đông thì gọi là thuận cục.
Nếu cái đại thủy tuỳ long, chảy về phương đông mà cái tiểu thủy ở trước huyệt, chảy về phương tây thì là nghịch cục.
– Lại hỏi: Giả như ở vùng Bình dương khoáng dã, long đã ly tổ rất xa, phần nhiều là cách giang, cách hà lại không thấy tông tích gì làm đích xác! Người này nói là ở phương đông lại, người kia bảo là ở đằng tây đến, như thế thì lấy cái gì mà biết là thuận với nghịch?
– Đáp: Một phiến đất rộng lớn sơ khởi, thô ngạnh, không có chi cước nhỏ phân ra mà thuận thành một độ trình, không đứt quãng, quá độ mới lần lần kết thúc hẹp nhỏ lại, hình như cái cổ họng, cái hầu mà có chi cước phân ra, ôm quay lại, thấy có thủy hoàn bão hình như ngọc đới sa, hoặc như kim thành thủy chiền hộ, hoặc cao, thấp chỉ hơn nhau thước, tấc ít nhiều, kết ở chỗ thủy khẩu, thời là cái đất Thượng thủ bình thản; nhân chỗ bình thản ấy mà phát tổ, rồi thuận chiều đi ra mà kết huyệt thì gọi là thuận kết.
Như hạ thủ (phía tay dưới) ngoan thản (rộng lớn, thô ngạnh) không có chi cước hỗ trợ, mà nghịch hành (đi ngược) một độ trình (một quãng đường) mới thấy có chi nhánh nhỏ như chân, tay thò ra, ôm ngược trở lên, lần lần kết thúc nhỏ lại cũng như kể ở trên. Tới chỗ bố cục, sa, thủy phân ra, ôm lại và thấy khai diện kết huyệt thì gọi là nghịch kết.
Cho nên kết huyệt ở chỗ thủy khẩu gọi là thuận kết; kết huyệt ở chỗ phân thủy gọi là nghịch kết.
Sách của Dương Công thì cao diệu
Sách của Lưu Công thì tinh thục!
Mịch Sư học phép của Lưu Công; Lưu Công đã lấy địa làm long thì Mịch Sư đâu có phản lại mà chẳng lấy địa làm long?
– Lại hỏi: Theo phép xem đất thì phải vấn tổ, tầm tông, lại nên biết cả Thạch cốt quá giang hà (mạch đi qua sông) mà “Trùng hưng Doanh trại” (tức là lại khởi Tổ tông nữa). Nếu như câu nói ấy, thời cứ xem ở đằng sau huyệt là biết được cái thuận hay nghịch chứ chẳng cần phải hỏi gì nữa?
– Đáp: Nếu có tông tích mà có thể xét được cao, thấp tìm chẳng khó; nếu ở trong chỗ vi diệu (là nước chỉ nông cạn, sâp sánh tí xíu) thì không thể biết long xuất xứ chỗ nào thì cứ đương nhiên theo hình thế mà xem thuận hay nghịch.
– Lại hỏi: Sợ có huyệt thế mà không có long thế thì như thế nào?
– Đáp: Huyệt là mình, long là Tổ phụ, ở trong thiên hạ này chưa thấy chỗ nào nói: Không có Tổ phụ đẻ ra mà có con cháu bao giờ.
Vậy có kết tác thì biết là có long. Nhưng sợ: Huyệt hảo mà không biết tổ tông quý hay tiện? Thì sao? Đáp: Nếu như con cháu hiển vinh, tức là Tổ tông tự có phước hậu, đâu phải cứ lấy Thánh nhân mới đẻ ra Thánh nhân.
Nhận xét bài vấn đáp trên, là lý luận kỹ càng, xác thực của phép tìm đất ở miền Bình dương.
Nếu thấy rõ kết huyệt, lại thấy rõ cả long lai thì càng hay. nhược bằng chỉ thấy huyệt thôi; không biết long ỏ phương nào lại thì cứ làm, đừng câu nệ như sơn pháp mà bỏ mất đất quý! huyệt hay! thì thật là đáng tiếc! Như những người không biết phép xem đất ở miền Bình dương.
(Trích từ Bảo Ngọc Thư)